Bài 25. Tình hình chính trị kinh tế văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX)

Chia sẻ bởi Lê Thị Giản Đơn | Ngày 10/05/2019 | 62

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Tình hình chính trị kinh tế văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX) thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG V
VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
BÀI 25
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
NỘI DUNG
XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC – CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO.
TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NGUYỄN.
TÌNH HÌNH VĂN HÓA, GIÁO DỤC.
1. XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC – CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO.

Bối cảnh
Tổ chức bộ máy nhà nước
Chính sách ngoại giao
a. Bối cảnh
Sau khi đánh bại Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, thành lập nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân(Huế).
Năm 1804, đổi tên nước là Việt Nam. Năm 1839, vua Minh Mạng đổi tên nước là Đại Nam.
Vua Gia Long
“Nguyễn Ánh đã trải qua những nguy hiểm tày núi, cái chết cận kề, thế rồi ông vẫn thoát. Cái may mắn có được của ông là cái rất hiếm hoi mà người đời khó bắt gặp... Những truyền thuyết dân gian như Nguyễn Ánh có trời giúp, nổi phong ba ngăn chặn Tây Sơn; hay rắn thần xuất hiện đưa ông đến nơi an toàn trong lúc lâm nguy trên đảo Thổ Châu... được lưu truyền tận về sau cũng xuất phát từ những sự thật kỳ diệu đến mức khó tin này... Nguyễn Huệ đã ra đi đột ngột và lịch sử bước sang một giai đoạn mới, đó là Nguyễn Ánh quyết định vai trò trên sân khấu lịch sử... Nguyễn Huệ trồng cây. Gia Long hái quả... Từ cái chết của Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh là kẻ thù biết chiếm đoạt toàn bộ thành quả do Nguyễn Huệ làm nên và biết đưa nó đến đích, mặc dù chỉ là giải quyết những bước cuối cùng - thống nhất sơn hà. Tuy vậy, đó cũng là một công lao của Nguyễn Ánh mà lịch sử không thể phủ nhận. Đáng tiếc, sau khi nắm toàn bộ quyền binh trong tay, ông lại thực hiện những cuộc báo thù man rợ, ít có trong lịch sử đối với một Hoàng Đế; lo thu vén quyền binh và bổng lộc cho cá nhân và dòng tộc. Ông không biết phát huy những quy luật phát triển mới của thời đại, lại đưa đất nước trở lại con đường mòn cố hữu lạc hậu của lịch sử. Cũng chính vì vậy, cả dân tộc không thoát khỏi mũi súng xâm lược của đế quốc Pháp sau khi ông tạ thế nửa thế kỷ.” Sử gia Trần Cao Sơn nhận định về Nguyễn Ánh – vua Gia Long.
b. Tổ chức bộ máy nhà nước
Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê.
Thời Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các Trực doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp cai quản.
Năm 1832, vua Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình.
Bắc Thành
Gia Định Thành
Trực Doanh
Tổ chức hành chính thời Gia Long
Tổ chức hành chính thời Minh Mạng
Quan sát bản đồ Việt Nam và đưa ra nhận xét cách chia tỉnh dưới thời Minh Mạng.
Tổ chức bộ máy nhà nước
Quan lại được tuyển chọn qua khoa cử.
Ban hành Hoàng Triều luật lệ.
Quân đội tổ chức quy củ nhưng trang bị lạc hậu.
Binh lính thời nhà Nguyễn
Hoàng Triều luật lệ (Hoàng Việt luật lệ)
- Hoàng Việt luật lệ (còn được gọi là “luật Gia Long”), do Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành chủ biên bao gồm 22 quyển và 398 điều sau đó vua Gia Long cho ban hành chính thức vào năm 1815. 
Nội dung:
+ Quy định về phương hướng xử lý đối với những tài sản có được một cách bất hợp pháp. Thể lệ nộp phạt chuộc tội, chí tiết về ngũ hình, các dụng cụ dùng trong tù, và trang phục tang chế.
+ Quy định về những nguyên tắc tổng quát về tội phạm và hình thức trừng phạt.
+ Hướng dẫn việc so sánh các hình phạt và vận dụng luật trong trường hợp vụ việc mà luật không quy định tới. Hộ luật là các luật về hộ tịch, tài sản, hôn nhân, thuế, nợ nần, tiền chợ búa.
c. Chính sách ngoại giao
Đối với nhà Thanh: chịu thuần phục.
Đối với Lào, Cam-pu-chia: bắt họ thuần phục.
Đối với phương Tây: chủ trương “đóng cửa”, không đặt quan hệ ngoại giao.
Em có nhận xét gì về chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn?
2. TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NGUYỄN
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp

Nông nghiệp

- Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền.
- Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang.
- Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều.
- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.
Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu.

Em có nhận xét gì về bản chất nông nghiệp của Việt Nam thời kì này?
Thủ công nghiệp
Thủ công nghiệp nhà nước:
+Tổ chức  quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ).
+ Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy - được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước.
Trong nhân dân:
+ Nghề thủ công truyền thống( gốm, dệt vải, làm đường, khai mỏ,…) được duy trì nhưng không phát triển như trước.
+ Xuất hiện nghề mới: nghề in tranh dân gian.

Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp thời Nguyễn?
Thủ công nghiệp nước ta đã có tiếp cận chút ít với kĩ thuật phương Tây. Nhưng nhìn chung, không có điều kiện tiếp cận kỹ thuật của các nước tiên tiến, vì vậy so với nền công nghiệp phương Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn nhiều.
Tranh đấu vật
Thương nghiệp
Nội thương: phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước.
Ngoại thương:
+ Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng  như Trung Hoa, Xiêm, Mã lai.
+ Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.
 Cho nên đô thị tàn lụi dần.

Em có nhận xét gì về chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn?
Chính sách ngoại thương của nhà không tạo điều kiện cho sự phát triển giao lưu và mở rộng sản xuất. Không xuất phát từ nhu cầu tự cường dân tộc mà xuất phát từ mua bán của triều đình. Nên bộ mặt thương nghiệp của nước ta thời kì này nhìn chung không phát triển.
3. TÌNH HÌNH VĂN HÓA, GIÁO DỤC
Tôn giáo: Độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo. Nhà nước quan tâm đến việc thờ thần trong các đình, đền, miếu ở các làng.
Giáo dục: Giáo dục Nho học được củng cố. Tổ chức đều đặn các kì thi Hương, thi Hội để chọn người làm quan.
Văn học: bên cạnh văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm phát triển. Một số tác giả nổi tiếng như: Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du.
TÌNH HÌNH VĂN HÓA, GIÁO DỤC
Sử học: Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Lịch triều tạp kỷ của Ngô cao Lãng, Gia Định thành thông chí  của Trịnh Hoài Đức.
Kiến trúc: kinh đô Huế, lăng tẩm, thành lũy ở các tỉnh, cột cờ ở Hà Nội. Các tác phẩm thể trình độ phát triển cao của nghệ thuật và kiến trúc.
Lăng vua Khải Định
Đại Nội Huế
Cột cờ Hà Nội
Xây năm 1805 và hoàn thành năm 1812.
Là một trong những biểu tượng của thu đô Hà Nội.
Hiện nay thuộc khuôn viên của Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Giản Đơn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)