Bài 25. Tình hình chính trị kinh tế văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX)
Chia sẻ bởi Đoàn Thị Kim Anh |
Ngày 10/05/2019 |
101
Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Tình hình chính trị kinh tế văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX) thuộc Lịch sử 10
Nội dung tài liệu:
Tư tưởng, tôn giáo nước ta từ XVI- XVIII ???
CHƯƠNG IV VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Bài 25: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA
DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX)
Chương IV: VIỆT NAM Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
I) Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao
1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước:
Nhà Nguyễn được thành lập như thế nào ?
Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân ( Huế).
Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước là Việt Nam. Đến thời vua Minh Mạng đổi thành Đại Nam.
I) Xây dựng & củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao
1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước:
Tổ chức chính quyền theo mô hình thời Lê Sơ, với 6 bộ, bỏ chức tể tướng. Quyền lực ngày càng tập trung vào tay vua.
Gia Long chia đất nước thành ba vùng:
+ Bắc Thành, Gia Định thành (Tổng trấn trực tiếp trông coi)
+Các trực doanh ( triều đình trực tiếp cai quản)
Chính quyền trung ương nhà Nguyễn được tổ chức như thế nào?
VUA
Bắc Thành
(Tổng trấn)
Gia Định Thành
(Tổng trấn)
Các Trực Doanh
(Triều đình)
Xác định vị trí ba vùng Bắc Thành, Gia Định thành, các trực doanh.
Cải cách vua Minh Mạng: Đến năm 1831- 1832, vua Minh Mạng quyết định bỏ Bắc Thành và Gia Định thành,chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên, hoạt động theo sự điều hành của triều đình. Ở địa phương, các phủ, huyện, châu, tổng, xã giữ nguyên như cũ.
1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước:
Lược đồ hành chính Việt Nam thời Minh Mạng
Nhận xét sự phân chia các tỉnh thời vua Minh Mạng.
Quan lại:
Lúc đầu được tuyển chọn những người trước đây có công với Nguyễn Ánh.
Sau đó lựa chọn theo chế độ khoa cử .
Minh Mạng rất quan tâm đến việc duy trì nền khoa cử Nho giáo, năm 1822 mở lại các kì ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài.
Chế độ lương bổng được quy định chi tiết nhưng không có phần ruộng đất.
Các tân khoa nhận áo mũ vua ban
Luật pháp:
Bộ luật Gia Long ra đời gồm gần 400 điều, quy định chặt chẽ bảo vệ nhà nước và tôn ti trật tự.
Trang bìa của Hoàng Việt luật lệ, do Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành chủ biên bao gồm 22 quyển và 398 điều.
Quân đội
Được tổ chức quy củ có khoảng 20 vạn, trang bị đầy đủ vũ khí có đại bác và thuyền chiến
Cấm Vệ Quân Triều Nguyễn
Cuộc cải cách của vua Minh Mạng 1831 - 1832 thể hiện được sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước, có tác dụng tăng cường quyền lực cho nhà nước phong kiến từ trung ương đến địa phương.
2) Chính sách ngoại giao
Đối với nhà Thanh: Thần phục, Minh Mạng chủ trương tiếp tục triều cống và giữ quan hệ ngoại giao hữu hảo với nhà Thanh
Đối với Chân Lạp, Lào: Bắt họ thần phục
Đối với phương Tây: Đóng cửa, không giao lưu
=> Khiến cho đất nước bị cô lập, tụt hậu so với các nước phương Tây.
II) Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn
Nông nghiệp
Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang và xây dựng đê điều.
Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông vẫn duy trì.Ruộng đất màu mỡ rơi vào tay quan lại, quý tộc và binh lính. Nông dân không có hoặc có ít ruộng, chịu bóc lột nặng nề.
Thủ công nghiệp
Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn .
Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục phát triển.Tuy nhiên do nhu cầu của thị trường không còn như trước nên phát triển chậm. Nghề in tranh dân gian ra đời.
Thương nghiệp
Nội thương: Buôn bán trong nước phát triển chậm, thuyền buôn đi xa bị đánh thuế nhiều lần.
Ngoại Thương: nhà nước độc quyền buôn bán. Buôn bán với nước ngoài dè dặt, hạn chế.
IIi) Tình hình văn hóa - giáo dục
Nhóm 1: Tại sao nhà Nguyễn chú trọng Nho giáo?
Nhóm 2: Tại sao nhà Nguyễn hạn chế đạo Thiên chúa?
Nhóm 3: Kể tên một số thành tựu đóng góp quan trọng?
Nhóm 4: Nhận xét về kiến trúc và nghệ thuật thời Nguyễn?
Iv) Bài tập củng cố
Nhà Nguyễn được thành lập vào năm nào?
1801
1802
1803
1804
Bộ luật Hoàng triều luật lệ được ban hành nhằm mục đích gì?
Bảo vệ quyền lợi vua
Bảo vệ quyền lợi quan lại
Bảo vệ quyền lợi nhân dân
Bảo vệ nhà nước và tôn ti trật tự phong kiến
Nhà Nguyễn thực hiện chính sách gì đối với tôn giáo?
Các tôn giáo được tự do phát triển
Chủ trương độc tôn Nho giáo
Cho phép Thiên Chúa giáo tự do phát triển
Chủ trương độc tôn Phật giáo
Chính sách đối ngoại của triều đình nhà Nguyễn là?
Phục tùng nhà Thanh
Bắt Lào, Chân Lạp phục tùng
Không đặt quan hệ với các nước phương Tây
Tất cả các ý đúng
Nhà Nguyễn thực hiện chủ trương gì về thương nghiệp?
Nhà nước giữ độc quyền buôn bán
Tự do buôn bán
Không buôn bán với nước ngoài
Nhà nước giữ độc quyền buôn bán, buôn bán với nước ngoài suy giảm, buôn bán với phương Tây dè dặt, hạn chế
v) Dặn dò
Về nhà đọc trước bài 26: TÌNH HÌNH XÃ HỘI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN
CHƯƠNG IV VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Bài 25: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA
DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX)
Chương IV: VIỆT NAM Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
I) Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao
1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước:
Nhà Nguyễn được thành lập như thế nào ?
Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân ( Huế).
Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước là Việt Nam. Đến thời vua Minh Mạng đổi thành Đại Nam.
I) Xây dựng & củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao
1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước:
Tổ chức chính quyền theo mô hình thời Lê Sơ, với 6 bộ, bỏ chức tể tướng. Quyền lực ngày càng tập trung vào tay vua.
Gia Long chia đất nước thành ba vùng:
+ Bắc Thành, Gia Định thành (Tổng trấn trực tiếp trông coi)
+Các trực doanh ( triều đình trực tiếp cai quản)
Chính quyền trung ương nhà Nguyễn được tổ chức như thế nào?
VUA
Bắc Thành
(Tổng trấn)
Gia Định Thành
(Tổng trấn)
Các Trực Doanh
(Triều đình)
Xác định vị trí ba vùng Bắc Thành, Gia Định thành, các trực doanh.
Cải cách vua Minh Mạng: Đến năm 1831- 1832, vua Minh Mạng quyết định bỏ Bắc Thành và Gia Định thành,chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên, hoạt động theo sự điều hành của triều đình. Ở địa phương, các phủ, huyện, châu, tổng, xã giữ nguyên như cũ.
1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước:
Lược đồ hành chính Việt Nam thời Minh Mạng
Nhận xét sự phân chia các tỉnh thời vua Minh Mạng.
Quan lại:
Lúc đầu được tuyển chọn những người trước đây có công với Nguyễn Ánh.
Sau đó lựa chọn theo chế độ khoa cử .
Minh Mạng rất quan tâm đến việc duy trì nền khoa cử Nho giáo, năm 1822 mở lại các kì ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài.
Chế độ lương bổng được quy định chi tiết nhưng không có phần ruộng đất.
Các tân khoa nhận áo mũ vua ban
Luật pháp:
Bộ luật Gia Long ra đời gồm gần 400 điều, quy định chặt chẽ bảo vệ nhà nước và tôn ti trật tự.
Trang bìa của Hoàng Việt luật lệ, do Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành chủ biên bao gồm 22 quyển và 398 điều.
Quân đội
Được tổ chức quy củ có khoảng 20 vạn, trang bị đầy đủ vũ khí có đại bác và thuyền chiến
Cấm Vệ Quân Triều Nguyễn
Cuộc cải cách của vua Minh Mạng 1831 - 1832 thể hiện được sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước, có tác dụng tăng cường quyền lực cho nhà nước phong kiến từ trung ương đến địa phương.
2) Chính sách ngoại giao
Đối với nhà Thanh: Thần phục, Minh Mạng chủ trương tiếp tục triều cống và giữ quan hệ ngoại giao hữu hảo với nhà Thanh
Đối với Chân Lạp, Lào: Bắt họ thần phục
Đối với phương Tây: Đóng cửa, không giao lưu
=> Khiến cho đất nước bị cô lập, tụt hậu so với các nước phương Tây.
II) Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn
Nông nghiệp
Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang và xây dựng đê điều.
Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông vẫn duy trì.Ruộng đất màu mỡ rơi vào tay quan lại, quý tộc và binh lính. Nông dân không có hoặc có ít ruộng, chịu bóc lột nặng nề.
Thủ công nghiệp
Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn .
Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục phát triển.Tuy nhiên do nhu cầu của thị trường không còn như trước nên phát triển chậm. Nghề in tranh dân gian ra đời.
Thương nghiệp
Nội thương: Buôn bán trong nước phát triển chậm, thuyền buôn đi xa bị đánh thuế nhiều lần.
Ngoại Thương: nhà nước độc quyền buôn bán. Buôn bán với nước ngoài dè dặt, hạn chế.
IIi) Tình hình văn hóa - giáo dục
Nhóm 1: Tại sao nhà Nguyễn chú trọng Nho giáo?
Nhóm 2: Tại sao nhà Nguyễn hạn chế đạo Thiên chúa?
Nhóm 3: Kể tên một số thành tựu đóng góp quan trọng?
Nhóm 4: Nhận xét về kiến trúc và nghệ thuật thời Nguyễn?
Iv) Bài tập củng cố
Nhà Nguyễn được thành lập vào năm nào?
1801
1802
1803
1804
Bộ luật Hoàng triều luật lệ được ban hành nhằm mục đích gì?
Bảo vệ quyền lợi vua
Bảo vệ quyền lợi quan lại
Bảo vệ quyền lợi nhân dân
Bảo vệ nhà nước và tôn ti trật tự phong kiến
Nhà Nguyễn thực hiện chính sách gì đối với tôn giáo?
Các tôn giáo được tự do phát triển
Chủ trương độc tôn Nho giáo
Cho phép Thiên Chúa giáo tự do phát triển
Chủ trương độc tôn Phật giáo
Chính sách đối ngoại của triều đình nhà Nguyễn là?
Phục tùng nhà Thanh
Bắt Lào, Chân Lạp phục tùng
Không đặt quan hệ với các nước phương Tây
Tất cả các ý đúng
Nhà Nguyễn thực hiện chủ trương gì về thương nghiệp?
Nhà nước giữ độc quyền buôn bán
Tự do buôn bán
Không buôn bán với nước ngoài
Nhà nước giữ độc quyền buôn bán, buôn bán với nước ngoài suy giảm, buôn bán với phương Tây dè dặt, hạn chế
v) Dặn dò
Về nhà đọc trước bài 26: TÌNH HÌNH XÃ HỘI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Thị Kim Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)