Bài 25. Thực hành: Hướng động

Chia sẻ bởi Võ Thị Phương Thanh | Ngày 09/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Thực hành: Hướng động thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Bài 25: THỰC HÀNH
HƯỚNG ĐỘNG
Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà
-Các tổ trưởng đi kiểm tra chéo sự chuẩn bị của tổ khác:
Tổ 1 kiểm tra tổ 3.
Tổ 2 kiểm tra tổ 4
Tổ 3 kiểm tra tổ 2.
Tổ 4 kiểm tra tổ 1.

-Kiểm tra về 2 nội dung:
+Sự chuẩn bị cho 4 thí nghiệm theo mẫu đã phát.
+Kết quả thí nghiệm đã tiến hành một tuần trước ở nhà.

I.MỤC TIÊU:
- Phân biệt được các kiểu hướng động chính: Hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hóa.

- Thực hiện thành công các tính hướng của thực vật ở vườn trường và ở nhà.
II.CHUẨN BỊ
1.Thí nghiệm hướng đất:
a.TN treo ngược cốc trồng cây:
-Đục 2 lỗ ở tâm đáy cốc.
-Dùng 1 sợi dây dây luồn qua 2 lỗ và buộc lại.
-Cho đất vào cốc nén chặt.
-Trồng vào giữa cốc 2-3 cây đậu đang nảy mầm.
-Treo ngược cốc lên.

b.TN cho hạt nảy mầm trong ống:
-Cắt một đoạn ống dài 2cm.
-Cuộn bông ướt quanh một hạt đậu đang nảy mầm và cho nằm ngang.
-Cho vào giữa ống.
-Để ống ở nơi ẩm.
III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
2.Thí nghiệm hướng sáng:
-Trồng 2-3 hạt đậu đang nảy mầm vào cốc đất và tưới ẩm.
-Cắt 2 đầu, lấy phần giữa của chai lavi.
-Cắt các miếng bìa thành 3-4 hình tròn có đường kính bằng chai nước uống lavi và khoét đi 1 góc.
-Dùng băng dính đính các mảnh bìa vào bên trong lòng đoạn đoạn chai lavi với khoảng cách đều nhau và có lỗ khoét so le.
-Dùng túi bóng đen cuộn tròn thành một cái bao vừa chai lavi không đáy.
-Chụp đoạn chai lavi vào cốc trồng cây hạt đậu.
-Chụp túi bóng đen vào.
III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
3.Thí nghiệm hướng nước:








-Trải một lớp giấy ăn vào trong khay.
-Cho mùn cưa và dải đều.
-Cho một số hạt đậu đang nảy mầm vào một phía của khay và tưới ẩm ở phía đối diện.
-Treo khay nghiêng 1 góc 45o, sao cho phía các hạt đậu đang nảy mầm ở phía trên khay.
III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
4.Thí nghiệm hướng hoá:
-Tạo cốc trồng cây:
+Cắt lấy phần giữa của chai lavi.
+Nắn, thiết kế thành một hình hộp chữ nhật dẹt, không có nắp(10x12x1cm)

-Cho phân NPK vào trong một miếng túi bóng nhỏ, châm thủng nhiều lỗ.

-Đặt túi phân NPK ở một góc của đáy cốc.

-Cho đất đầy cốc.
-Trồng một hạt đậu nảy mầm vào giữa hoặc ở phía đối diện so với phân NPK.
-Tưới ẩm.
III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Cuối buổi thực hành: Nộp lại kết quả 4 thí nghiệm ở nhà để chấm.
- Trả lời câu hỏi:
Vì sao trong trường hợp hướng sáng, hướng nước thân cây, rễ cây lại uốn cong lên, cong xuống một cách nhịp nhàng như vậy ?
-Về nhà làm thí nghiệm hướng hoá, trong trường hợp hoá chất là xà phòng.
-Nộp bài thu hoạch: Gồm mục tiêu, chuẩn bị, các bước tiến hành, kết quả và giải thích.
IV.THU HOẠCH
HÌNH ẢNH BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
1.Thí nghiệm hướng đất
2.Thí nghiệm hướng sáng
3.Thí nghiệm hướng nước
4.Thí nghiệm hướng hoá
NỘI DUNG 2: THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN NPK
(Trang 34,35 - SGK sinh học 11 cơ bản)
I.MỤC TIÊU:
-Bố trí thành công thí nghiệm về vai trò của phân bón NPK đối với cây trồng.

II.CHUẨN BỊ:
1.Nguyên liệu:
-Hạt đậu (hoặc thóc, ngô,…) đã nảy mầm 2-3 ngày.

2.Dụng cụ:
-Bát nhựa (hoặc cốc, chậu, …) có đường kính 20cm.
-Một ống đong dung tích 1 lít, cân.
-Thước chia độ đến mm.
-Tấm xốp, que để đục lỗ trên tấm xốp.

3.Hoá chất:
-Nước sạch.
-Phân NPK.
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN NPK
I.MỤC TIÊU:
II.CHUẨN BỊ:
III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
-Pha 1lít phân NPK có nồng độ 1g/l:
-Rót dung dịch NPK vào chậu thí nghiệm.
-Cắt tấm xốp thành 2 tấm hình tròn có đường kính bằng miệng bát.
-Khoan các lỗ cách nhau 1cm trên tấm xốp và đặt vào chậu .
-Chọn các hạt cây mầm có kích thước tương đương.
-Xếp mỗi hạt đã được chọn vào mỗi lỗ trong tấm xốp (rễ mầm chui vào lỗ).
-Đặt các chậu ở nơi có ánh sáng .
-Chăm sóc: Để ánh sáng chiếu đồng đều ở các chậu, đảm bảo cây được chiếu sáng hằng ngày, 8h/ngày cho đến khi thấy rõ sự khác biệt giữa cây TN và cây đối chứng.
-Đo chiều cao của cây trong các chậu TN và chậu đối chứng.
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN NPK
III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Kết quả thu được thống kê theo bảng:
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN NPK
NỘI DUNG 3:
HƯỚNG DẪN CÁCH KHAI THÁC HÌNH
Hình35.3: Ảnh hưởng của kinetin đến sự hình thành chồi ở mô callus (Trang 141, SGK cơ bản)
KHAI THÁC HÌNH 35.3
Có thể khai thác hình 35.3 cho 5 nội dung kiến thức:
1.Tính hiệu quả của hormone thực vật.
2.Vai trò của auxin.
3.Vai trò của cytokinine.
4.Mối tương quan giữa các loại hormone thực vật trong kiểm soát tốc độ sinh trưởng của thực vật.
5.Vai trò của auxin và cytokinine trong công nghệ nuôi cấy mô.
KHAI THÁC HÌNH 35.3
Khai thác nội dung kiến thức:
1.Tính hiệu quả của hormone thực vật.
Là nội dung thuộc phần I.Khái niệm.
Nghiên cứu hình 35.5 SGK trang 141, em có nhận xét gì về tỉ lệ của hormone trong cơ thể thực vật ?
KHAI THÁC HÌNH 35.3
Khai thác nội dung kiến thức:
2.Vai trò của auxin.
Là nội dung thuộc phần II.Hormone kích thích.
Nghiên cứu hình 35.5 SGK trang 141, em có nhận xét gì vai trò của auxin trong quá trình phát triển của cây ?
KHAI THÁC HÌNH 35.3
Khai thác nội dung kiến thức:
3.Vai trò của cytokinine.
Là nội dung thuộc phần II.Hormone kích thích.
Nghiên cứu hình 35.5 SGK trang 141, em có nhận xét gì vai trò của cytokine trong quá trình phát triển của cây ?
KHAI THÁC HÌNH 35.3
Khai thác nội dung kiến thức:
4.Mối tương quan giữa các loại hormone thực vật trong kiểm soát tốc độ sinh trưởng của thực vật.
Là nội dung thuộc phần IV.Tương quan hormone thực vật.
Nghiên cứu hình 35.5 SGK trang 141 cho biết, không có hormone auxin cây có thể sinh trưởng được không ?
KHAI THÁC HÌNH 35.3
Khai thác nội dung kiến thức:
5.Vai trò của auxin và cytokine trong công nghệ nuôi cấy mô.
Là nội dung thuộc phần II.Hormone kích thích.
Nghiên cứu hình 35.5 SGK trang 141 cho biết, quá trình nuôi cấy mô thực vật có thể thiếu một trong hai loại hormone này không ? Nếu thiếu hiện tượng gì sẽ xảy ra ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Phương Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)