Bài 25. Sinh trưởng của vi sinh vật

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Vĩnh | Ngày 10/05/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Sinh trưởng của vi sinh vật thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Sinh học lớp 10
GV: NGUYỄN THỊ THU VĨNH

CHƯƠNG II

SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
BÀI 25
SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I- Khái Niệm Sinh Trưởng:

Quần Thể Vi Khuẩn Ban Đầu
Sau 40 Phút
1- Khái Niệm :
Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

1
1
1
1
1
2
5
1
0
20
40
60
80
100
100
120
0
1
2
3
4
5
5
6
20 = 1
21 = 2
22 = 4
23 = 6
24 = 8
25 = 32
25 = 32
26 = 64
1
2
4
8
16
32
64
320
Công thức số lượng tế bào vi sinh vật (N) sau thời gian t :
Nt = No * 2n
Nt : Số tế bào trong quần thể sau thời gian t.
No: Số tế bào ban đầu.
n : Số lần phân chia.

2- Các chỉ số sinh trưởng
Mô hình sự phân đôi ở vi khuẩn E. coli
t = 20 phút
t = 20 phút
Thời gian thế hệ (g)Là thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.




II- Sự SinhTrưởng Của Quần Thể Vi Khuẩn.
1- Nuôi Cấy Không Liên Tục

* Khái niệm nuôi cấy không liên tục
Nuôi cấy không liên tục là hình thức nuôi cấy mà môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không lấy đi các sản phẩm chuyển hoá vật chất.

Có 4 pha:
a/ Pha tiềm phát (pha lag)
Số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng.
Do Vi khuẩn phải thích ứng với môi trường mới và hình thành enzim cảm ứng để phân giải cơ chất.

b/ Pha lũy thừa (pha log)
Số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.
Do điều kiện môi trường lúc này là thích hợp nhất cho sinh trưởng của vi khuẩn .
c/ Pha cân bằng: số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt cực đại và không đổi theo thời gian (do số tế bào sinh ra = số tế bào chết đi).


d/ Pha suy vong: số tế bào trong quần thể giảm dần . Do chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ quá nhiều.

Mục đích :
Nhằm nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của vi sinh vật .
ứng dụng : làm rượu vang ,làm nước chấm …
2- NUÔI CẤY LIÊN TỤC
* Khái Niệm Nuôi Cấy Liên Tục
Nuôi cấy liên tục là hình thức nuôi cấy vi sinh vật bằng cách liên tục bổ sung chất dinh dưỡng vào, đồng thời loại bỏ một lượng dịch nuôi cấy tương ứng ra.

Mục đích :
Khắc phục những hạn chế của phương pháp nuôi cây không liên tục.
Ứng dụng:
Sản xuất sinh khối để thu nhận prôtêin đơn bào, axitamin, enzim, các kháng sinh, các hoocmôn …


* Củng Cố
Dạ dày
và ruột
ở người
là hệ thống
nuôi cấy
liên tục
đối với vi
sinh vật
1/Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục số lượng tế bào vi khuẩn chết vượt sô tế bào mới được tạo thành ở pha:
A) Tiềm phát.
B) Luỹ thừa .
C) Cân bằng.
D) Suy vong.
2/Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật đạt cực đại ở pha:
A) Tiềm phát.
B) Luỹ thừa.
C) Cân bằng.
D) Suy vong.

So sánh nuôi cấy tĩnh và nuôi cấy liên tục
Nuôi cấy tĩnh Nuôi cấy liên tục
Thành phần MT không được đổi mới
Chất dinh dưỡng cạn dần theo thời gian
Thời gian pha log ngắn

Tốc độ sinh trưởng riêng, trạng thái sinh lý, sinh hóa của tế bào luôn thay đổi
MT luôn được đổi mới và ổn định
Chất dd ổn định và dư thừa
Thời gian pha log dài

Tốc độ sinh trưởng riêng, trạng thái sinh lý, sinh hóa của tế bào luôn ổn định.
Nuôi cấy tĩnh Nuôi cấy liên tục
Sinh khối TB đạt mức không cao

Sự ST của quần thể theo các pha phụ thuộc vào thời gian


Việc điều khiển tự động khó thực hiện.
Sinh khối TB đạt mức cao nhất

Sự ST theo lũy thừa thường xuyên ở mật độ không đổi theo thời gian

Việc điều khiển tự động thực hiện dễ dàng.
Vi khuẩn ở pha cấp số
Vi khuẩn ở pha cân bằng động
Đun ở nhiệt độ 700C
Cấy vào đĩa petri
Dự đoán xem đĩa nào vi khuẩn còn sống sót.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Vĩnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)