Bài 25. Sinh trưởng của vi sinh vật

Chia sẻ bởi Phi Hong Vinh | Ngày 10/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Sinh trưởng của vi sinh vật thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng ban giám khảo CùNG CáC thầy cô giáo về dự hội Giảng - cụm kiến xương
NĂM HọC: 2006 -2007











Người thực hiện: Cô giáo: Đinh Thị Huế Trường THPT bắc kiến xương
Kiểm tra bài cũ:
Câu1:Vi sinh vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của Vi sinh vật?
*Đáp án:-Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi.
-Đặc điểm chung:+Phần lớn VSV là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.
+VSV hấp thụ và chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh.
+Sinh trưởng và sinh sản nhanh, phân bố rộng
Câu2: Nêu sơ lược cách làm sữa chua?
Đáp án:-Pha sữa với nước sôi tạo thành dung dịch có độ ngọt vừa uống(1 hộp sữa đặc có đường pha với 1 lít nước), để dung dịch nguội đến khoảng 400C.
-Cho thêm khoảng 100ml sữa chua vào dung dịch và khuấy đều, sau đó đổ dung dịch vào các cốc ,hộp nhỏ ,đậy kín.
-Cho các hộp sữa nhỏ vào hộp xốp,ủ từ 3 đến 5 tiếng(ở nhiệt độ khoảng 300C).
-Khi dung dịch đặc lại thì chuyển vào tủ lạnh để bảo quản.
Câu3: Nêu sơ lược về cách muối Dưa chua?
Đáp án:-Rửa sạch Rau (Quả),có thể phơi cho héo bớt nước.
-Cắt thành những đoạn nhỏ vừa ăn(Từ 1 đến 3 cm).
-Cho Rau (Quả) vào bình (có thể thêm 1 ít hành),sau đó đổ ngập dung dịch nước muối từ 5% đến 6% (có thể bổ sung thêm 1 ít đường).
-Đậy kín bình(nén chặt rau, quả chìm trong nước),để ở nơi ấm trong thời gian từ 2 đến 3 ngày.
ChươngII
Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.
Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật.
Những nội dung chính của bài.
Khái niệm sinh trưởng.
II. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
1, Nuôi cấy không liên tục.
2,Nuôi cấy liên tục.
I. Khái niệm sinh trưởng.
1, Khái niệm sinh trưởng của vi sinh vật.
-Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào trong quần thể vi sinh vật.
2, Thời gian thế hệ(g):
-Khái niệm:
Là thời gian từ khi sinh ra 1 tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng lên gấp đôi.
-Ví dụ:Vi khuẩn E.coly trong điều kiện nuôi cấy thích hợp có g =20 phút.
*Sau thời gian của 1 thế hệ ,số tế bào trong quần thể thay đổi như thế nào?
-Sau thời gian của 1 thế hệ ,số tế bào trong quần thể tăng lên gấp đôi.
*Vi khuẩn E.côly trong môi trường nuôi cấy thích hợp có g =20 phút, tính số lượng tế bào N sau 2 tiếng với số lượng tế bào ban đầu:N0=105.
+ Sau 2 tiếng vi khuẩn phân chia 6 lần.
+Ta có: N =N0 x 2n
+Trong đó n là số lần phân chia của vi khuẩn.
* Tổng số tế bào vi khuẩn sau 2 tiếng là:
Lưu ý:+Cùng 1 loại VSV nhưng sống trong các điều kiện khác nhau thì g khác nhau.
Ví dụ: Vi khuẩn E.côly trong môi trường nuôi cấy có
g =20 phút,nhưng sống trong ruột Người có g =12 giờ.
+Trong cùng 1 điều kiện môi trường ,các VSV khác nhau có g khác nhau.
Ví dụ :Trong điều kiện thích hợp nhất thì: Vi khuẩn tả có : g = 20 phút. Vi khuẩn Lắc tíc: g = 100 phút
Vi khuẩn Lao: g = 1000 phút.
+Muốn hạn chế sự lây lan nhanh của Vi sinh vật đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh thì cần phải ăn uống khoa học, hơp vệ sinh ,giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân sạch sẽ..

II. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn
1, Nuôi cấy không liên tục.
*Môi trường nuôi cấy không liên tục:
-Là môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không lấy đi các sản phẩm chuyển hoá vật chất.
* Các pha của quần thể Vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.

* Đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.
25
0
* Đặc điểm của các pha sinh trưởng trong nuôi cấy không liên tục ở Vi khuẩn:
* Đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.(Qs P. tiềm phát)
25
0
* Đặc điểm của các pha sinh trưởng trong nuôi cấy không liên tục ở Vi khuẩn:(Pha tiềm phát)
* Đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.(Qs P.luỹ thừa)
25
0
* Đặc điểm của các pha sinh trưởng trong nuôi cấy không liên tục ở Vi khuẩn:(Pha luỹ thừa)
* Đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.(Qs P.cân bằng)
25
0
* Đặc điểm của các pha sinh trưởng trong nuôi cấy không liên tục ở Vi khuẩn(Pha cân bằng)
* Đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục(Qs P.suy vong).
25
* Đặc điểm của các pha sinh trưởng trong nuôi cấy không liên tục ở Vi khuẩn:(Pha suy vong)
* Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha nào?Vì sao?
+Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha cân bằng.
+Vì: ở pha cân bằng số lượng VSV đạt cực đại và không đổi.
* Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải làm gì?
-Pha suy vong có số tế bào trong quần thể giảm dần do: Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ nhiều.
-Để không xảy ra pha suy vong cần liên tục thêm các chất dinh dưỡng vào môi trường và lấy đi các sản phẩm nuôi cấy.
2, Nuôi cấy liên tục:
*Môi trường nuôi cấy liên tục:
-Là môi trường nuôi cấy thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng và lấy ra các sản phẩm nuôi cấy.
* Đặc điểm:
+Thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định.
+Quần thể vsv sinh trưởng liên tục(thường ở pha luỹ thừa)
* ứng dụng:
+Sản xuất sinh khối vsv.
+Sản xuấtAxítamin,Prôtêin, Enzim,Khángsinh,Hoóc môn......

Tóm tắt nội dung chính của bài:
+Thời gian thế hệ(g) là thời gian tính từ khi một tế bào sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia.Sau g ,số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.
+Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục tuân theo quy luật với đường cong gồm 4 pha cơ bản: pha tiềm phát, pha luỹ thừa, pha cân bằng, pha suy vong.
+Trong nuôi cấy liên tục thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định, quần thể VSV sẽ sinh trưởng liên tục, dịch nuôi cấy có mật độ sinh vật tương đối ổn định.
* Câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quá trình sinh trưởng của Vi sinh vật gồm có:
A. 2 pha.
B. 3 pha.
C. 4 pha.
D.5 pha.
C
* Câu hỏi trắc nghiệm.
Câu2: Biểu hiện của vi sinh vật trong pha tiềm phát là:
Sinh trưởng mạnh.
B. Vi sinh vật bị chết nhiều.
C. Vi sinh vật thích nghi dần với môi trường.
D. Cả A ,B ,C.
C
* Câu hỏi trắc nghiệm.
Câu3: Vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy sinh trưởng mạnh nhất vào pha:
Pha tiềm phát.
B. Pha luỹ thừa.
C. Pha cân bằng.
D. Pha suy vong.
B
* Câu hỏi trắc nghiệm.
Câu4: Biểu hiện của Vi sinh vật ở pha log(pha luỹ thừa) là:
Tốc độ sinh trưởng lớn nhất.
B. Tốc độ sinh trưởng nhỏ nhất.
C. Tốc độ sinh trưởng giảm sút.
D. Vi sinh vật ngừng sinh trưởng.
A
* Câu hỏi trắc nghiệm.
Câu5: Vi khuẩn E.coly có g =20 phút, sau 1 tiếng từ 1 tế bào Vi khuẩn sẽ hình thành số vi khuẩn là:
64 tế bào.
B. 8 tế bào.
C. 16 tế bào.
D. 4 tế bào.
B
* Câu hỏi trắc nghiệm.
Câu6:Biểu hiện sinh trưởng của Vi sinh vật ở pha suy vong là:
Số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
B. Số lượng tế bào chết đi ít hơn số lượng tế bào sinh ra.
C. Số lượng tế bào sinh ra ít hơn số lượng tế bào chết đi.
D. Chỉ có tế bào sinh ra không có tế bào chết đi.
Hướng dẫn học ở nhà:
Câu1: Nội dung phiếu học tập.
Câu2: Vì sao ,quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?
H. Dẫn:-Xem đặc điểm của pha tiềm phát.
-Đặc điểm của môi trường nuôi cấy liên tục.
Câu3: Vì sao trong nuôi cấy không liên tục ,vi sinh vật tự phân huỷ ở pha suy vong ,còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?
H.Dẫn:-Xem đặc điểm của pha suy vong.
-Xem đặc điểm của môi trường nuôi cấy liêntục.
Câu3: Vì sao trong nuôi cấy không liên tục ,vi sinh vật tự phân huỷ ở pha suy vong ,còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?
Hướng dẫn:- trong nuôi cấy không liên tục ,các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, các chất độc hại được tạo ra qua quá trình chuyển hoá vật chất được tích luỹ ngày càng nhiều, do đó làm thay đổi tính thẩm thấu của màng làm cho vi khuẩn tự phân huỷ.
-Trong nuôi cấy liên tục ,các chất dinh dưỡng tương đối ổn định nên không có hiện tượng vi khuẩn tự phân huỷ.
Câu2: Khi nuôi cấy liên tục ,vi khuẩn cần có thời gian để làm quen với môi trường ,tạo điều kiện để hình thành các enzim tương ứng.
-Trong môi trường nuôi cấy liên tục thì môi trường ổn định ,vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phi Hong Vinh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)