Bài 25. Sinh trưởng của vi sinh vật

Chia sẻ bởi Lê Văn Hiệp | Ngày 10/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Sinh trưởng của vi sinh vật thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
Bài:25,26
CHƯƠNG II
NỘI DUNG BÀI HỌC
KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG
SỰ SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI KHUẨN
SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
I- Khái niệm sinh trưởng
1. Khái niệm

- Sinh trưởng của quần thể VSV được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
Sự sinh trưởng ở vi sinh vật là gì?
2. Thời gian thế hệ (g)
- Thời gian thế hệ là thời gian tính từ khi tế bào đó sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia (tăng gấp đôi).
Ví dụ: E.Coli cứ 20 phút tế bào lại phân đôi một lần.
Vi khuẩn lactic 100 phút
Vi khuẩn lao 1000 phút
Trùng giày 24 giờ

Trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút VK E.coli lại phân đôi 1 lần
Sau 1 thời gian thế hệ số tế bào sẽ tăng gấp đôi.
Từ 1 tế bào:
+ Cứ 1 lần phân chia  2 tế bào = 1 x 21
+ 2 lần phân chia  4 tế bào = 1 x 22
+ 3 lần phân chia  8 tế bào = 1 x 23
+ n lần phân chia 
- Từ N0 tế bào, sau n lần phân chia  ???
N0 x 2n
=1 x 2n
3. Công thức
Số tế bào ban đầu (N0)
Thời gian sinh trưởng (t)
Số lần phân chia (n = t:g)
Số tế bào sau thời gian t (Nt)

 Nt = N0 x 2n

II – Sự sinh trưởng của quần thể VK
1. Nuôi cấy không liên tục
- Là môi trường nuôi cấy ……………………………………… chất dinh dưỡng và ………………………………. các sản phẩm chuyển hóa trong quá trình nuôi cấy.
không được bổ sung
không được lấy đi
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn sinh trưởng theo 4 pha:
Pha
tiềm phát
Pha
Lũy thừa
Pha cân bằng
Pha suy vong
a/ Pha tiềm phát (pha lag)
Vi khuẩn thích nghi với môi trường, không có sự gia tăng số lượng tế bào, enzim cảm ứng hình thành để phân giải các chất.
Pha
tiềm phát
b/ Pha lũy thừa ( pha log )

Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ. số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân. tốc độ sinh trưởng cực đại.
Pha lũy thừa
c/ Pha cân bằng
Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi).
Pha cân bằng
d/ Pha suy vong:
Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần (do chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều).
Pha suy vong
Để thu được số lượng tế bào vi khuẩn tối đa nên dừng lại ở pha nào?
Để thu được số lượng tế bào vi khuẩn tối đa nên dừng lại ở pha cân bằng, lúc này số lượng tế bào vi khuẩn đạt đến cực đại.
2. Nuôi cấy liên tục
- Là môi trường nuôi cấy ………………….. thường xuyên các chất dinh dưỡng và ……………………….các chất thải trong quá trình nuôi cấy.
2. Nuôi cấy liên tục
được bổ sung
loại bỏ không ngừng
Trong môi trường này vi khuẩn sinh trưởng ở pha lũy thừa trong một thời gian dài, không có pha tiềm phát cũng không xảy ra pha suy vong.
- Khi nuôi cấy không liên tục, VSV cần có thời gian để làm quen với môi trường (do môi trường thay đổi), còn trong nuôi cấy liên tục thì môi trường ổn định, VSV đã có enzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát.
Vì sao trong môi trường nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát, và không xảy ra pha suy vong?
- Không xảy ra pha suy vong vì chất thải luôn được lấy ra nên không có hiện tượng tích lũy chất độc hại.
III. SINH SẢN Ở VI SINH VẬT
1. Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ
a. Phân đôi
Là hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn
- Tế bào hấp thụ các chất tăng sinh khối tế bào
- Màng sinh chất gấp nếp tạo hạt mêzôxôm.
- ADN bám vào hạt này để nhân đôi
- Thành tế bào hình thành vách ngăn chia tế bào mẹ → 2 tế bào con.








1. Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ
b. Nảy chồi
- Tế bào phân nhánh và nảy chồi thành cơ thể mới
Ví dụ: Vi khuẩn quang dưỡng màu đỏ
1. Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ
c. Bào tử
Bào tử đốt ở xạ khuẩn
+ Ngoại bào tử: bào tử được hình thành từ bên ngoài tế bào sinh dưỡng

+ Bào tử đốt: bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi sinh dưỡng
Phân đôi: Hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn.
Nảy chồi: gặp ở vi khuẩn sống trong nước.
Bào tử: Ngoại bào tử
Bào tử đốt
1. Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ
2 . Sinh sản ở vi sinh vật nhân thực
a. Phân đôi
Trùng đế giày
Nấm men rượu rum
2 . Sinh sản ở vi sinh vật nhân thực
Nấm men rượu
b. Nảy chồi
2 . Sinh sản ở vi sinh vật nhân thực
C. Bào tử
+ Sinh sản bằng bào tử vô tính :
Bào tử trần ở nấm mốc tương
Bào tử kín ở nấm mốc trắng
Bào tử tiếp hợp ở nấm tiếp hợp
+ Sinh sản bằng bào tử hữu tính
Phân đôi: Trùng đế giày
Nảy chồi:Nấm men rượu
Bào tử: Vô tính ( bào tử trần, bào tử kín )
Hữu tính ( nấm tiếp hợp)
2. Sinh sản ở vi sinh vật nhân thực
Ứng dụng của việc nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản ở vi sinh vật?
+ Muối chua rau, quả
+ Chế biến nước mắm, nước tương.
+ Sản xuất bia, rượu
+ Chế biến và sản xuất thức ăn gia súc.
+ Sản xuất axit amin, enzim, hooc môn, vitamin…
Vi sinh vật có thể pha hỏng thực phẩm, vật dụng gia đình, gây bệnh cho sinh vật và con người.
Cần bảo vệ các vật dụng gia đình nhà trường, thực hiện vệ sinh ăn uống và nơi ở hạn chế sự gây bệnh của vi sinh vật.
CỦNG CỐ
Bài tập 1. Ghép câu từ cột A sang cột B sao cho nội dung
chính xác nhất.
Bài tập 2. Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, để thu được số lượng tế bào vi khuẩn tối đa nên dừng lại ở pha nào?
a. Pha tiềm phát b. Pha lũy thừa
c. Pha cân bằng d. Pha suy vong
Câu 2. Trong môi trường nuôi cấy liên tục không xảy ra pha suy vong vì
a. chất dinh dưỡng luôn được bổ sung vào.
b. các chất thải độc hại luôn được lấy ra.
c. vi khuẩn tích nghi cao với môi trường.
d. chất dinh dưỡng luôn được bổ sung và lấy đi các chất thải độc hại.
Đ
Đ
Câu 3. Hình thức sinh sản chủ yếu của của vi khuẩn là
a. phân đôi b. nảy chồi
c. bào tử đốt d. ngoại bào tử
Câu 4. Một tế bào vi khuẩn E.coli ban đầu sau thời gian 1 giờ sẽ cho ra bao nhiêu tế bào con?
a. 4 b. 6 c. 8 d. 16
Câu 5. Hình thức sinh sản nào sau đây không có ở vi sinh vật nhân thực?
a. Sinh sản bằng bào tử vô tính
b. Sinh sản bằng cách phân đôi
c. Sinh sản bằng bào tử đốt
d. Sinh sản bằng cách nảy chồi
Dặn dò
Trả lời các câu hỏi trong SGK
Đọc phần “em có biết”.
Học bài và chuẩn bị bài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Hiệp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)