Bài 25. Phong trào Tây Sơn

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Sang | Ngày 29/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Phong trào Tây Sơn thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÍ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
NGƯỜI SOẠN: DƯƠNG THỊ VÂN ANH
TRƯỜNG THCS HOÀ PHÚ - TP.BMT
KIỂM TRA BÀI CŨ :
* Ngày càng suy sụp nghiêm trọng
* Vua Lê chỉ là bù nhìn, Phủ Chúa hội hè yến tiệc, Quan lại đục khoét nhân dân
Tình hình chính trị Đàng Ngoài thế kỷ XVIII ?
Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến hậu quả gì ?
Sản xuất nông nghiệp bị đình đốn,hạn hán lũ lụt , mất mùa liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân cực khổ ,nạn đói thường xuyên xảy ra các cuộc khỏi nghĩa liên tiếp nổ ra
PHONG TRÀO
NÔNG DÂN
TÂY SƠN
PHONG TRÀO
NÔNG DÂN
TÂY SƠN
BÀI 25 : PHONG TRÀO TÂY SƠN
I / KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
1/ Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII ?
a/ Tình hình xã hội :
Vì sao nói xã hội Đàng Trong
ngày càng suy yếu mục nát ?
Chính quyền nặng nề phức tạp vì số lượng Quan lại tăng quá mức ; quan lại tuyển dụng bằng mua bán (tiền hoặc lễ vật ), tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn triều chính -nắm mọi quyền hành.
Cảnh xã hội Đàng Trong
Nhà bác học Lê Quí Đôn (thế kỷ XVIII ) nhận xét : “Từ quan to đến quan nhỏ ,nhà cửa trạm trổ,….…lấy sự phú quí phong lưu để khoe khoang lẫn nhau …Họ coi vàng bạc như cát ,lúa gạo như bùn ,hoang phí vô cùng “Trương Phúc Loan “thu lợi 5 cửa nguồn ,nhận của đút lót ,vàng bạc, châu báu , gấm vóc chứa đầy nhà .ruộng vườn, tôi tớ ,trâu ngựa không biết bao nhiêu mà kể “
=>Chính quyền họ Nguyễn ngày càng suy yếu mục nát .
Quan lại đàn áp bóc lột Nhân Dân , đua nhau ăn chơi.
Đời sống nhân dân ta ra sao ?
Bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất “,Hàng năm có hàng trăm thứ thuế mà trưng thu thì gian lận “,nhân viên trưng thu thuế mặc sức hà hiếp dân “Dân nghèo khốn khổ hì phải đóng gấp bội “.Những người dân có chút ít ruộng đất tư thì phải tô thuế nặng nề ,họ phải đóng góp rất nhiều khoản tiền khác (tiền cung đốn tiền nộp thóc vào kho ,tiền phên tre, đầu đèn …), Thuế thổ sản thì “Có đến hàng trăm hàng ngàn thứ cả đến những sản vật vụn vặt “.Nguyễn Cư Trinh nhận xét “Mười con dê có đến chín kẻ chăn “(Lê Quí Đôn -Phủ biên tạp lục )
=>Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất ,nộp nhiều thứ thuế ………
Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp khác ?
Cuộc sống người dân ngày càng cơ cực .Nỗi bất bình oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao , phong trào nông dân phát triển ngày càng mạnh . Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía đã bùng lên trong hoàn cảnh đó
BÀI 25 :PHONG TRÀO TÂY SƠN
I / KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
b/ Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía :
a/ Tình hình xã hội :
1/ Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII ?
Em biết gì về chàng Lía ?
Lía xuất thân trong một gia đình nghèo khổ .là người khí khái , giỏi võ nghệ ,Lía tập hợp dân nghèo nổi dậy ,chọn Truông Mây ( Bình Định ) làm căn cứ ,lấy của người giàu chia cho người nghèo .
Cuộc khởi nghĩa chàng lía nổ ra ở đâu ? Chủ trương ? Căn cứ ? Kết quả ?
=>Nổ ra ở Truông Mây (Bình Định )
Chủ trương :lấy của nhà giàu chia cho người nghèo
Mặc dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa chàng Lía có ý nghĩa gì ?
Tinh thần đấu tranh quật cường của nhân dân chống lại chính quyền họ Nguyễn báo trước cơn bão táp đấu tranh giai cấp sẽ giáng xuống chính quền nhà Nguyễn .
BÀI 25 :PHONG TRÀO TÂY SƠN
I / KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
1/ Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII ?
b/ Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía :
2 / Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ :
a/ Tình hình xã hội :
a/ chuẩn bị :
Em biết gì về người lãnh đạo khởi nghĩa Tây Sơn ? Vì sao ba anh em Tây Sơn lại dựng cờ khởi nghĩa ?
QUANG TRUNG -NGUYỄN HUỆ
(1789 -1792)


Tổ tiên của ba anh em Nguyễn Nhạc ,Nguyễn Huệ ,Nguyễn Lữ ,vốn quê ở Nghệ An ,bị chúa Nguyễn bắt đưa vào Đàng Trong khai khẩn đất hoang .Thủa nhỏ ,ba anh em theo học ông giáo Hiến ,một nho sĩ bất mãn với chế độ thối nát đương thời đặc biệt Nguyễn Nhạc đã từng đi buôn trâu từ vùng núi mang về xuôi bán ,trong khi xuôi ngược vùng này ,Nguyễn Nhạc am hiểu địa thế và chứng kiến tận mắt cảnh thống khổ của nhân dân .có một thời gian Nguyễn Nhạc làm Biệt Lại ở trấn Vân Đồn ,càng có dịp hiểu rõ tính chất tham nhũng ,thối nát của hệ thống quan thu thuế cồng kềnh ,nhiễu dân ,bản thân ông đã từng bị quan đốc trưng (quan thu thuế ) ức hiếp .cùng là nạn nhân của chế độ thống trị hà khắc ,ba anh em Tây Sơn căm thù sâu sắc chính quyền họ Nguyễn và bắt mạch đúng nguyện vọng của đông đảo nông dân cùng các tầng lớp khác muốn lật đổ họ Nguyễn
Khi quyết định khởi nghĩa ba anh em Tây Sơn đã chuẩn bị những gì ?
=>1771 Ba anh em tây sơn lập căn cứ Tây Sơn Thương Đạo dựng cờ khởi nghĩa ( xây thành luỹ , luyện quân …….) Khi lực lượng mạnh lập căn cứ ở Kiên Mĩ (Tây Sơn –Bình Định ).->Tây Sơn Hạ Đạo
TỈNH BÌNH ĐỊNH
TỈNH GIA LAI
TÂY SƠN THƯỢNG ĐẠO
tây sơn hạ đạo
â
TỈNH BÌNH ĐỊNH
TỈNH GIA LAI
TÂY SƠN THƯỢNG ĐẠO
S.CÔN
TÂY SƠN HẠ ĐẠO
S.CÔN
BÀI 25 :PHONG TRÀO TÂY SƠN
I / KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
1/ Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII ?
a/ Tình hình xã hội :
b/ Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía :
2 / Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ :
a/ Chuẩn bị :
b/ Lực lượng tham gia:
Lực lượng chính tham gia khởi nghĩa Tây Sơn là những ai ?
Nguyễn Nhạc nêu khẩu hiệu “Đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan , ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương “nên đã lôi kéo được một bộ phận tầng lớp thống trị bất bình với phe cánh Trương Phúc Loan ,một số nhà giàu thổ hào cũng giúp nghĩa quân , nhưng lực lượng chủ yếu là đông đảo nông dân miền ngược miền xuôi thợ thủ công thương nhân đặc biệt từ khi nêu cao khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”
=>Dân nghèo , đồng bào các dân tộc ,thợ thủ công ,thương nhân ,hào mục ….
Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu ?
Nhân dân chán ghét chính quyền họ Nguyễn : Nông dân bị cường hào lấn chiếm ruộng đất ,phải nộp nhiều thứ thuế cuộc sống của người dân ngày càng cơ cực vì vậy khi khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ nắm bát được nguyện vọng của nhân dân đặc bệt khi hoạt động ở vùng đồng bằng nghĩa quân đã giải phóng các làng xã .trừng trị bọn xã trưởng ,quan thu thuế bãi bỏ thuế ,bênh vực quền lợi chongười dân nghèo …. Đi đến đâu nhân dân đều nhiệt liệt hưởng ứng
Theo em cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra có những thuận lợi gì ?
Địa bàn hoạt động rộng ,thời cơ là chính quyền chúa Nguyễn suy yếu nghiêm trọng không được lòng dân vì vậy cuộc khởi nghĩa đã giành được sự nhiệt tình ủng hộ của nhân dân
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Trong triều đình ở Đàng trong , người nào dưới đây nắm hết quyền hành ,tự xưng là “Quốc phó “ , khét tiếng tham nhũng ?
A / Trương Văn Hạnh B / Trương Phúc Loan
C / Trương Phúc Thuần D / Trương Phúc Tần .
Vì sao nhân dân gọi nghĩa quân Tây Sơn là “ Giặc nhân đức “ ?
A . “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo “ ,xoá nợ cho nhân dân và bỏ nhiều thứ thuế .
B .Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân
C .Xoá nợ cho nông dân ,mở lại chợ cho thương nhân
D . Lấy ruộng đất công chia cho nông dân , xoá thuế cho dân
Căn cứ Tây Sơn Thượng Đạo của nghĩa quân Tây Sơn trước đây nay thuộc vùng nào ?
A . Tây Sơn – Bình Định B .An Khê –Gia Lai
C. An Lão – Bình Định D . Đèo Măng Giang – Gia Lai
Khi lực lượng mạnh ,nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo ,rồi lập căn cứ ở đâu ?
A .Kiên Mĩ (Tây Sơn – Bình Định ) B . Truông Mây (Bình Định )
C .An Khê (Gia Lai ) D .Các nơi trên .
PHONG TRÀO NÔNG DÂN TÂY S�
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Sang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)