Bài 25. Phong trào Tây Sơn

Chia sẻ bởi Trần Tuấn Anh | Ngày 29/04/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Phong trào Tây Sơn thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐÃ
VỀ DỰ GIỜ MÔN LỊCH SỬ
Tiết 52 - Bài 25
PHONG TRÀO TÂY SƠN
Giáo viên thực hiện: Trần Tuấn Anh
KIỂM TRA BÀI CŨ :
Em hãy nêu tên các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài thế kỷ XVIII? Cuộc khởi nghiã nào tiêu biểu?
Các cuộc khởi nghĩa này có ý nghĩa gì?
Bài 25, Tiết 52:
PHONG TRÀO TÂY SƠN
I. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII.
a. Tình hình xã hội.
Chính quyền họ Nguyễn đàng trong suy yếu dần.
* Biểu hiện:
- Việc mua bán chức tước phổ biến. Số quan lại ngày càng tăng.
- Quan lại cường hào ra sức bóc lột nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất.
- Quan lại quý tộc ăn chơi xa hoa, trụy lạc.
+ Chúa Nguyễn Phúc Chu ( 1691 - 1725) tự cho mình là người sùng đạo Phật, sai làm rất nhiều chùa chiền tốn biết bao sức người, sức của, của nhân dân.
+ Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738- 1765) thì trụy lạc của chúa Nguyễn đã lên tới cực độ. Riêng ở Phú Xuân - Phúc Khoát cho xây dựng rất nhiều lâu đài, cung điện theo quy mô một đế đô.
+ Tiêu biểu cho cuộc sống xa hoa, vô độ của quý tộc Đàng Trong là Trương Phúc Loan, thời chúa Nguyễn Phúc Thuần, Trương phúc Loan nắm hết quyền hành tự xưng là " Quốc phó" xây dựng vây cánh và ám hại những người chống đối. Một mình Trương Phúc Loan hàng năm thu lợi bốn, năm vạn quan tiền. Trong nhà Trương Phúc Loan " vàng bạc, châu báu, gấm vóc chứa đầy, nô bộc, trâu ngựa không biết bao nhiêu mà kể. Mỗi lần bị nước lụt, Loan đem vàng bạc bày lên chiếu mây để phơi nắng" Sáng chói cả một góc sân". Hàng ngày Loan cho người ra chợ mua thực phẩm, vừa mua, vừa cướp " làm huyên náo cả chợ".
* Đời sống của nhân dân cực khổ:
- Bị địa chủ, cường hào lấn chiếm ruộng đất.
- Phải nộp nhiều thứ thuế.
- Nhân dân miền núi phải nộp lâm thổ sản.
“Nhân dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất, Hàng năm có hàng trăm thứ thuế mà trưng thu thì gian lận, nhân viên trưng thu thuế mặc sức hà hiếp dân. Dân nghèo khốn khổ thì phải đóng gấp bội. Những người dân có chút ít ruộng đất tư thì phải tô thuế nặng nề, họ phải đóng góp rất nhiều khoản tiền khác (tiền cung đốn tiền nộp thóc vào kho ,tiền phên tre, đầu đèn …), Thuế thổ sản thì. Có đến hàng trăm hàng ngàn thứ cả đến những sản vật vụn vặt . Nguyễn Cư Trinh nhận xét “Mười con dê có đến chín kẻ chăn”. ”
(Lê Quí Đôn -Phủ biên tạp lục )
Bài 25, Tiết 52:
PHONG TRÀO TÂY SƠN
I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
a. Tình hình xã hội.
b. Khởi nghĩa chàng Lía.
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII.
Nguyên nhân:
- Cuéc sèng cña ng­êi d©n ngµy cµng c¬ cùc.
- Nçi bÊt b×nh o¸n giËn cña c¸c tÇng líp x· héi ®èi víi chÝnh quyÒn phong kiÕn ngµy cµng d©ng cao.

Lía xuất thân trong một gia đình nghèo khổ. Là người khí khái, giỏi võ nghệ, Lía tập hợp dân nghèo nổi dậy, chon Chuông Mây (Bình Định) làm căn cứ, lấy của người giàu chia cho người nghèo.
Ở Bình Định lưu truyền bài vè “Chàng Lía”:
"... Vµo buång nai nÞt qu©n nhung,
Lªn yªn th¼ng xuèng trïng trïng rinh rang.
L©u la kÐn ®ñ tr¨m ngµn,
Th×nh l×nh c­íp tr¹i ®¸nh ngang qu©n triÒu.
Qu©n binh ®ang lóc bao v©y,
Chît ®©u bÞ ®¸nh xiÕt bao h·i hïng.
KÐo qu©n mµ ch¹y rïng rïng,
Bèn bÒ hçn lo¹n v« cïng rèi ren..."
" Ai vào Bình Định mà nghe,
Nghe thơ Chàng Lía, hát vè Quảng Nam.
Chiều chiều én liệng Truông Mây,
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành"
Bài 25, Tiết 52:
PHONG TRÀO TÂY SƠN
I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
a. Tình hình xã hội.
b. Khởi nghĩa chàng Lía.
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII.
Tổ tiên anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ vốn quê ở Nghệ An, bị chúa Nguyễn bắt đưa vào Đàng Trong khai khẩn đất hoang. Thuở nhỏ, ba anh em theo học ông giáo Hiến, một nho sĩ bất mãn với chế độ thối nát đương thời.
PHIM GI?I THI?U V? 3 ANH EM T�Y SON
Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn
Giáo sĩ Đi-ê-gô đơ Du-mi-li-a trong thư đề ngày 15 – 2 – 1774 có viết: “Năm ngoái quân đội Tây Sơn bắt đầu tuần hành khắp nơi ...Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, lại có người mang súng. Họ không hề làm thiệt hại đến người và của... Họ vào nhà giàu, nều biếu họ ít nhiều thì họ không gây tổn hại, nếu chông cự thì họ cướp lấy đồ quý giá nhất đem chia cho người nghèo... Người ta gọi họ là “giặc nhân đức” đối với người nghèo...
Câu hỏi thảo luận
Bài tập 1: Tại người dân lại gọi nghĩa quân Tây Sơn là “giặc nhân đức”?
Trả lời:
- Nghĩa quân bênh vực người nghèo.
- Lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo.
- Chống lại triều đình phong kiến đã mục nát.
Trong triều đình ở Đàng trong , người nào dưới đây nắm hết quyền hành , tự xưng là “Quốc phó” khét tiếng tham nhũng ?
A .Trương Văn Hạnh B . Trương Phúc Loan
C . Trương Phúc Thuần D . Trương Phúc Tần .
Bài tập củng cố
Bài tập 2: Vì sao nhân dân gọi nghĩa quân Tây Sơn là “ Giặc nhân đức “ ?
A . “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo “ ,xoá nợ cho nhân dân và bỏ nhiều thứ thuế .
B .Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân
C .Xoá nợ cho nông dân ,mở lại chợ cho thương nhân
D . Lấy ruộng đất công chia cho nông dân , xoá thuế cho dân
Bài tập củng cố
Bài tâp 3: Căn cứ Tây Sơn Thượng Đạo của nghĩa quân Tây Sơn trước đây nay thuộc vùng nào ?
A . Tây Sơn – Bình Định B .An Khê –Gia Lai
C. An Lão – Bình Định D . Đèo Măng Giang – Gia Lai
Bài tập 4: Khi lực lượng mạnh ,nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo, rồi lập căn cứ ở đâu ?
A .Kiên Mĩ (Tây Sơn – Bình Định )
B . Truông Mây (Bình Định )
C .An Khê (Gia Lai )
D .Các nơi trên .
Bài tập củng cố
PHONG TRÀO NÔNG DÂN TÂY SƠN
KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
Xã hội Đàng trong nửa sau thế kỷ XVIII
Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
Tình hình xã hội
Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía
Sự chuẩn bị, lực lượng tham gia
Căn cứ mở rộng khắp phủ Quy Nhơn
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Kính Chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ
Hạnh phúc thành đạt!
Chúc Các em học sinh!
Chăm ngoan học giỏi
Giờ học kết thúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Tuấn Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)