Bài 25. Phong trào Tây Sơn

Chia sẻ bởi ngô khánh linh | Ngày 29/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Phong trào Tây Sơn thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM
TIẾT 52 - BÀI 25
PHONG TRÀO TÂY SƠN
Thực hiện : Hoàng Thiên Nhi
Tiết 52 - Bài 25 : Phong trào Tây Sơn
I.KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII
Từ giữa thế kỷ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào?
-Từ giữa thế kỷ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần.
Nêu những biểu hiện chứng tỏa chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đi vào con đường suy yếu và mục nát?
+Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “ quốc phó”, khét tiếng tham nhũng.
+Ở địa phương, quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ.
I.KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII
Đoạn trích trong Phủ biên tạp lục (SGK trang 120) khiến em hình dung như thế nào về bọn quan lại thống trị?
Đời sống của nhân dân như thế nào?
-Nông dân bị chiếm ruộng đất và phải chịu nhiều thứ thuế và cống nộp lâm sản.
Đời sống của nông dân Đàng Trong có gì khác với nông dân Đàng Ngoài?
Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp khác?
Nỗi oán hận của nhân dân ngày càng lên cao.
Tiết 52 - Bài 25 : Phong trào Tây Sơn
I.KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII
*Khởi nghĩa chàng Lía:
Tiết 52 - Bài 25 : Phong trào Tây Sơn
Hãy nêu vài nét về tiểu sử chàng Lía
Mặc dù thông tin cụ thể chưa xác định được song có giả thiết cho rằng chàng Lía vốn tên thật là Võ Văn Doan, quê nội huyện Phù Ly (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ngày nay); quê ngoại làng Phú Lạc, tổng Thời Hòa, huyện Tuy Viễn (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ngày nay)
Lía xuất thân trong một gia đình nghèo khổ, là người khí khái, giỏi võ nghệ.
Khi khởi nghĩa chống chúa Nguyễn thất bại, chàng Lía đã phẫn uất mà tự sát .
Khởi nghĩa chàng Lía nổ ra ở đâu? Chủ trương hoạt động của nghĩa quân chàng Lía?
-Khởi nghĩa nổ ra ở Truông Mây ( Bình Định).
-Chủ trương “lấy của người giàu chia cho người nghèo”.
I.KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII
*Khởi nghĩa chàng Lía:
-Khởi nghĩa nổ ra ở Truông Mây ( Bình Định).
-Chủ trương “lấy của người giàu chia cho người nghèo”.
Tiết 52 - Bài 25 : Phong trào Tây Sơn

...Lên yên thẳng xuống trùng trùng rinh rang,
Lâu la kén đủ trăm ngàn,
Thình lình cướp trại đánh ngang quân triều.
Quân binh đang lúc bao vây,
Chợt đâu bị đánh, xiết bao hãi hùng...
VÈ "CHÀNG LÍA"

CA DAO VỀ CHÀNG LÍA

Ai vào Bình Định mà nghe
Nghe thơ chàng Lía, hát vè Quảng Nam.
Chiều chiều én liệng Truông Mây,
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành.
I.KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII
2.Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
Trình bày hiểu biết của em về lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?
Tiết 52 - Bài 25 : Phong trào Tây Sơn
Tổ tiên anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ vốn quê ở Nghệ An, bị chúa Nguyễn bắt đưa vào Đàng Trong khai khẩn đất hoang. Ba anh em sinh ra và lớn lên ở ấp Kiên Thành, phủ Quy Nhơn, nay thuộc Tây Sơn- Bình Định. Thuở nhỏ ba anh em theo học ông giáo Hiến, một nho sĩ bất mãn với chế độ thối nát đương thời.

Nguyễn Nhạc (? - 1793)
Nguyễn Huệ
(1753 - 1792)
Nguyễn Lữ
(? - 1787)
TÂY SƠN TAM KIỆT
I.KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII
2.Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

Ba anh em nhà Tây Sơn căm thù sâu sắc chính quyền nhà Nguyễn, đã huy động được đông đảo nhân dân và một bộ phận tầng lớp thống trị tham gia nên cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nhanh chống phát triển.
Tiết 52 - Bài 25 : Phong trào Tây Sơn
I.KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII
2.Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
Khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra vào thời gian nào? Căn cứ ở đâu?
-Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo ( An Khê- Gia Lai ) dựng cờ khởi nghĩa.
Tiết 52 - Bài 25 : Phong trào Tây Sơn
Tây Sơn thượng đạo
Tỉnh Gia Lai
Tây Sơn hạ đạo
S. Côn
S. Côn
Tỉnh Bình Định
Căn cứ nghĩa quân Tây Sơn
Hình.56-Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn
I.KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII
2.Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
Thái độ của nhân dân đối với khởi nghĩa Tây Sơn?
-Nghĩa quân được các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào thiểu số ủng hộ.
Có nhà sử học phong kiến cho rằng anh em Tây Sơn khởi nghĩa là vì “đánh bạc thua trốn vào rừng làm giặc” theo em ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?
Tiết 52 - Bài 25 : Phong trào Tây Sơn
THẢO LUẬN NHÓM: 3 PHÚT
Vì sao anh em Nguyễn Nhạc lại đưa
căn cứ xuống Tây Sơn hạ đạo?
-Lực lượng lớn mạnh.
-Mở rộng căn cứ khởi nghĩa.
-Địa bàn gần vùng đồng bằng.
Tây Sơn thượng đạo
Tỉnh Gia Lai
Tây Sơn hạ đạo
S. Côn
S. Côn
Tỉnh Bình Định
Căn cứ nghĩa quân Tây Sơn
Hình.56-Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn
I.KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII
2.Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
Nghĩa quân Tây Sơn lấy khẩu hiệu gì? Khẩu hiệu đó có tác dụng gì?
-Nghĩa quân Tây Sơn lấy khẩu hiệu “lấy của người giàu chia cho người nghèo”.
Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa?
-Các tầng lớp nhân dân tham gia ngày càng đông, kể cả hào mục địa phương cũng nổi dậy hưởng ứng.
Tiết 52 - Bài 25 : Phong trào Tây Sơn
Tây Sơn thượng đạo
Tỉnh Gia Lai
Tây Sơn hạ đạo
S. Côn
S. Côn
Tỉnh Bình Định
Căn cứ nghĩa quân Tây Sơn
Hình.56-Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn
BÀI TẬP VỀ NHÀ
1. Học thuộc các kiến thức chính trong bài hôm nay :
- Tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII
- Khởi nghĩa Tây Sơn
2. Làm đầy đủ bài tập trong Tập bản đồ Lịch sử
3. Đọc trước phần II bài 25 Phong trào Tây Sơn
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC
CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC EM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: ngô khánh linh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)