Bài 25. Phong trào Tây Sơn

Chia sẻ bởi đàm ngọc trâm | Ngày 29/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Phong trào Tây Sơn thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG

CÁC THẦY CÔ GIÁO ĐÃ ĐẾN DỰ GIỜ
Giáo viên :
Đàm Ngọc Trâm
BÀI 25:
PHONG TRÀO TÂY SƠN
Xã hội Đàng Trong nửa sau TK XVIII
a)Tình hình xã hội
Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát
Tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình
I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
Em có nhận xét gì về chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong vào giữa TK XVIII? Những biểu hiện nào chứng tỏ điều đó?
ảnh: Trương Phúc Loan chuyên quyền, đổi tờ di chiếu, lập Định Vương 12 tuổi lên ngôi vua
Nhà Bác học Lê Quý Đôn nhận xét:
“ Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ,… lấy sự phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau… Họ coi vàng bạc như cát, lúa gạo như bùn, hoang phí vô cùng”. Trương Phúc Loan “ thu lợi 5 cửa nguồn, nhận của đút lót, vàng bạc, châu báu, gấm vóc chứa đầy nhà. Ruộng vườn, tôi tớ, trâu ngựa không biết bao nhiêu kể”
I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
Xã hội Đàng Trong nửa sau TK XVIII
a)Tình hình xã hội
Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát
Tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình
=> Đời sống nhân dân cựu khổ
Theo em, dưới một xã hội như vậy, đời sống nhân dân sẽ như thế nào?
Theo sử cũ chép lại: năm 1752, một nạn đói lớn xảy ra, nhân dân chết đói nhiều. Từ năm 1769, trong khoảng 4-5 năm liền, đói kém diễn ra liên miên. Đặc biệt năm 1774, Thuận Hóa đói lớn. Theo giáo sĩ La Bac tét “gạo đắt như vàng…tình trạng đói khổ bày ra lắm cảnh thương tâm, khó tả, xác chết chồng chất lên nhau”.
Xúc động trước cảnh đó, dật sĩ Ngô Thế Liên viết:
Than ôi! lạ thay chim lớn kêu
Năm canh gào thét gió vi vu
Thái sơn nghiêng ngả ngày u ám
Đất bằng song nổi mịt mù mây
Hồng nhạn kêu buồn bay tan tác
Sài lang ngang dọc khắp đường đi…
I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
Xã hội Đàng Trong nửa sau TK XVIII
b)Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía
Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến những hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp khác?
Nổ ra ở Truông Mây (Bình Định)
Chủ trương “lấy của người giàu, chia cho người nghèo”
Kết quả: Thất bại
THẢO LUẬN NHÓM
Khởi nghĩa tuy thất bại nhưng có ý nghĩa gì?
Ai vào Bình Định mà nghe
Nghe thơ chàng Lía hát về
Quảng Nam
Chiều chiều én liệng Truông Mây
Cảm thương chàng Lía bị vây
trong thành.
I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
2. KHỞI NGHĨA TÂY SƠN BÙNG NỔ
a)Lãnh đạo
Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Thành phần lãnh đạo này?
Nguyễn Nhạc
Nguyễn Huệ
Nguyễn Lữ
Vì sao anh hem nhà Nguyễn Huệ quê gốc ở Nghệ An nhưng lại lập căn chử ở Tây Sơn Thượng Đạo?
Lược đồ căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn
I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
2. KHỞI NGHĨA TÂY SƠN BÙNG NỔ
a) Quá trình chuẩn bị khởi nghĩa
Căn cứ
+ Tây Sơn thượng đạo
+ Tây Sơn hạ đạo
Chủ trương
+ Lấy của người giàu chia cho người nghèo
+ Xóa nợ cho dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế
Lực lượng
+ Dân nghèo, đồng bào dân tộc
+ Thợ thủ công, hào mục
Chủ trương cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là gì?
Nêu lực lượng tham gia khởi nghĩa Tây Sơn. Qua đó em có nhận xát gì về thành phần tham gia?
Với quy mô, lực lượng tham gia như vậy, theo em khởi nghĩa sẽ đạt được kết quả như thế nào?
Qua bài học hôm nay, em có nhận xét gì về chàng Lía, 3 anh em họ Nguyễn?
Lực lượng tham gia đông đảo, có trang bị vũ khí, bênh vực quyền lợi cho dân nghèo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: đàm ngọc trâm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)