Bài 25. Phong trào Tây Sơn

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Giang | Ngày 10/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Phong trào Tây Sơn thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần dạy: 29 Tiết 55 Bài 25 : PHONG TRÀO TÂY SƠN (tt)
Ngày dạy :
1. Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
- Biết được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của phong trào từ năm 1771 đến năm 1779.
+Trình bày diễn biến và lập niên biểu về sự phát triển của cuộc kháng chiến.
+ Tài chỉ huy của Nguyễn Huệ.
-Tích hợp : khởi nghĩa Tây Sơn lan rộng khắp cả nước.Các chiến thắng.
1.3.Thái độ:
-Thói quen :Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn.
-Tính cách :Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột.
1.2.Kĩ năng:
- Hs thực hiện được kỹ năng quan sát và nhận xét các sự kiện lịch sử đã diễn ra.
- Hs thực hiện thành thạo :sử dụng lược đồ trình bày diễn biến,xác định các địa danh diễn ra trận đánh.
2. Nội dung bài học
-Lật đổ chính quyền họ Nguyễn.
-Đánh tan quân xâm lược Xiêm.
3. Chuẩn bị:
3.1.Giáo viên: Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút
3.2.Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi, trình bày diễn biến.
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1/ Ổn định lớp và kiểm diện: 71…………….72………..73……….74…………….
4.2/ Kiểm tra miệng:
Em hãy trình bày theo lược đồ về khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ như thế nào ? (10đ)
Đáp án : -Mùa xuân năm 1771,ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê-Gia Lai ) để lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa.
-Nghĩa quân được các tầng lớp nhân dân đặc biệt là đồng bào thiểu số ủng hộ, lực lượng ngày càng mạnh, nghĩa quân đánh xuống vùng Tây Sơn Hạ đạo (Sơn Tây- Bình Định) rồi mở rộng xuống đồng bằng.
-Đi đến đâu nghĩa quân cũng “lấy của người giàu chia cho người nghèo”...các tầng lớp nhân dân tham gia nghĩa quân ngày càng đông kể cả hào mục địa phương cũng nổi dậy hưởng ứng.
4.3/ Tiến trình bài học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học

Giới thiệu bài: Sau khi xây dựng căn cứ, nghĩa quân Tây Sơn ngày càng vững mạnh phát triển lực lượng nghĩa quân, 3 anh em Nguyễn Nhạc quyết tâm lật đổ chính quyền phong kiến thối nát, đánh đuổi quân xâm lược Xiêm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Hoạt động 1: Lật đổ chính quyền họ Nguyễn (thời gian : 14’)
*Mục tiêu ;+Kiến thức:Lập niên biểu và trình bày tiến trình của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn.
+Kĩ năng: sử dụng lược đồ,nhận xét sự kiện lịch sử.
(GV : treo bản đồ và chỉ thành Qui Nhơn (huyện An Khê, tỉnh Bình Định)
(GV : đính niên đại 1773 trên địa danh Qui Nhơn.Nhận xét cách đánh hạ thành Qui Nhơn của Nguyễn Nhạc? Thành Qui Nhơn thuộc về tay nghĩa quân có ý nghĩa gì?
( Hs : Lần đầu tiên nghĩa quân hạ được một thành lũy dinh thự của bọn quan lại, uy thế chính trị của chúng bị suy sụp, uy thế của nghĩa quân tăng lên nhanh chóng.
(GV : chỉ vùng từ Quãng Ngãi đến Bình Thuận, nghĩa quân làm chủ sau khi chiếm được thành Qui Nhơn.
? Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh có hành động gì?
( Hs : Chúa Trịnh sai Hoàng Ngù Phúc đem 3 vạn quân tiến vào Đàng Trong lấy danh nghĩa là giúp chúa Nguyễn đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan và dẹp quân Tây Sơn. Nhưng sau khi Trương Phúc Loan bị bắt, chúa Trịnh vẫn tiếp tục vào Phú Xuân, chúa Nguyễn phải đem gia quyến vượt biển vào Gia Định.
? Tại sao Nguyễn Nhạc lại phải hòa hoãn với quân Trịnh?
( Hs : Vì nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi, phía bắc có quân Trịnh, phía nam có quân Nguyễn.
(GV minh họa trên bản đồ : Tình huống nghĩa quân Tây Sơn rất hiểm nghèo, từ năm 1776 – 1783, nghĩa quân 4 lần đánh vào Gia Định. Trong lần tiến quân thứ hai (năm 1777, Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ có Nguyễn Ánh chạy thoát)
(GV : đính niên đại 1783 vào Gia Định trên lược đồ, tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm lớn (3‘)
? Theo em, vì sao cuộc khởi nghĩa lan nhanh và giành được thắng lợi?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)