Bài 25. Phong trào Tây Sơn
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Giang |
Ngày 10/05/2019 |
34
Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Phong trào Tây Sơn thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Tuần dạy: 30 Tiết 57 Bài 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN (tt)
Ngày dạy:
1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức:
- HS hiểu:Tài thao lược quân sự của Quang Trung và danh tướng Ngô Thì Nhậm.
- Hs biết:+Những sự kiện lớn trong chiến dịch phá quân Thanh, đặc biệt là đại thắng ở Ngọc Hồi – Đống Đa, xuân Kỉ Dậu (1789)
+Biết rút ra được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
-Tích hợp:Khởi nghĩa lan rộng ra khắp nơi trong cả nước.Các chiến thắng.
1.2 Kĩ năng:
- Hs thực hiện thành thạo:Sử dụng lược đồ để thuật lại cuộc đại phá quân Thanh.
- Hs thực hiện được: Phân tích, đánh giá tầm vóc lịch sử của sự kiện mùa xuân Kỉ Dậu.
1.3 Thái độ:
-Thói quen:+ Giáo dục lòng yêu nước và tự hào về trang sử vẻ vang của dân tộc ta trong cuộc đại phá quân Thanh xâm lược.
- Tính cách:Cảm phục thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ.
2.Nội dung bài học:
-Quân Thanh xâm lược nước ta.
-Quang Trung đại phá quân Thanh.
-Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên:
+ Lược đồ diễn biến trận Ngọc Hồi – Đống Đa.
3.2 Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện lớp: 72………..73…………….74…………….
4.2/ Kiểm tra miệng:
Câu hỏi bài cũ:Giáo viên cho học sinh điền vào bảng niên biểu sau: Nêu vắn tắt tiến trình cuộc khởi nghĩa Tây Sơn từ 1773 – 1788 theo thứ tự thời gian sau:
Thời gian
Các sự kiện sau
9/1773
Nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Qui Nhơn (1đ)
1774
Nghĩa quân kiểm soát 1 vùng đất rộng từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận (1đ)
1783
Chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ (1đ)
1785
Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1đ)
1786
Hạ thành Phú Xuân, tiến quân ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (2đ)
1786
Sai Vũ Văn Nhậm ra trị tội Nguyễn Hữu Chỉnh (2đ)
1788
Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà (2đ)
Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn và cho điểm.
Câu hỏi bài mới:Sau khi bỏ trốn lên Kinh Bắc-Bắc Giang thì Lê Chiêu Thống đã làm gì?Hoạt động tiếp theo của quân Tây Sơn là gì?
Hs trả lời.Gv nhận xét, cho điểm.
4.3/ Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: Các em có biết tại sao ngày mùng 5 Tết hàng năm lại trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Hà Nội và người dân Việt Nam không? Với chiến thắng quét sạch 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi, bảo vệ nền độc lập dân tộc, người Hà Nội tự hào vì chiến thắng Ngọc Hồi gắn liền với tên tuổi của anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ.
Hoạt động 1:Quân Thanh xâm lược nước ta (thời gian: 10’)
Mục tiêu: +kiến thức: nguyên nhân và sự chuẩn bị kháng chiến của nghĩa quân
+Kĩ năng: phân tích sự kiện lịch sử.
? Sau khi Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà, vua Lê Chiêu Thống đã có hành động gì?
( Hs : Sai người sang cầu cứu nhà Thanh.
? Nhà Thanh có bỏ qua cơ hội này không?
( Hs : Nhân cơ hội này, vua Càn Long thực hiện âm mưu xâm lược nước ta.
(GV : chỉ lược đồ hình 57 giới thiệu các đạo quân và người chỉ huy của quân Thanh khi sang xâm lược nước ta.
? Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị của quân Thanh cho cuộc xâm lược nước ta?
( Hs : Chuẩn bị chu đáo:
- Lực lượng mạnh: kị binh, bộ binh, thủy binh.
- Được bè lũ Lê Chiêu Thống dẫn đường, ủng hộ quân nhu, quân dụng.
- Tướng giặc là những tên tướng giỏi, hiếu chiến, hăm hở muốn lập chiến công lớn.
? Em có suy nghĩ gì về bè lũ Lê Chiêu Thống?
( Hs : Vua bán nước, hèn hạ, nhục nhã, chỉ vì quyền lợi cá nhân mà bán rẻ Tổ quốc, gây đau khổ cho nhân dân.
? Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn đã hành động như thế nào?
( Hs
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Giang
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)