Bài 25. Phong trào Tây Sơn

Chia sẻ bởi quach thanh hai | Ngày 10/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Phong trào Tây Sơn thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Giáo sinh: Quách Thanh Hải
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thi Hòa Bình
Ngày dạy: 4/3/2017
Tiết 54, Bài 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN
I/ Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
Học sinh cần nắm được:
Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong nửa sau TK XVIII, từ đó đẫn đến phong trào nông dân ở Đàng Trong , mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
Anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lập căn cứ Tây Sơn
2.Kỹ năng
- Đọc, quan sát tranh
- Tường thuật sự kiện lịch sử
- Thảo luận nhóm về một vấn đề nhận định lịch sử
3. Thái độ
- Yêu quí , tự hào về truyền thống sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại áp bức bóc lột.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên
- SGK Sử 7, SGV Sử 7, giáo án
- Câu chuyện về chàng Lía
- Bài giảng powerpoint
2. Học sinh
- SGK sử 7, vở ghi
- Sưu tầm ca dao về Lía
- Tìm hiểu qua 1 vài nét về 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.
III/ Phương pháp dạy học
Vấn đáp
Thảo luận nhóm
IV/ Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức
Lớp
Thời gian dạy
Sĩ số
Ghi chú

7D
…/…/…
…/…


Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu và dạy bài mới
Vào TK XVIII, đất nước ta bị chia cắt làm 2 đàng, đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài. Lúc ấy, ở Đàng Ngoài tình hình kinh tế sa sút, đời sống nhân dân khổ cực, nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra: Cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, Nguyễn Hữu Cầu…
Vậy, tình hình Đàng Trong thì sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua Tiết 54, Bài 25: Phong trào Tây Sơn (tiết 1)
Hoạt động 1: Xã hội Đàng Trong nửa sau TK XVIII
Mục tiêu:
+ HS nắm được tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau TK XVIII, và cuộc khởi nghĩa của chàng Lía
Phương pháp
+ Nêu vấn đề, Vấn đáp
+ Kích thích tư duy
+ Kể chuyện
Hình thức tổ chức dạy học
+ Cả lớp
Thời gian: 12 phút
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung kiến thức

GV: Cho HS đọc phần 1
HS: Đọc bài

GV: Những biểu hiện nào cho thấy sự suy yếu, mục nát của chính quyền Đàng Trong?
HS: Trả lời


GV giảng: Vào TK XVIII, sự suy yếu và mục nát đã thể hiện rõ: Chính quyền phức tạp, quan lại tăng cao( những kẻ chỉ ăn chơi, bóc lột dân), tuyển chọn bằng mua bán. Trương Phúc Loan lung loạn triều đình.


GV: Dưới sự mục nát của chính quyền Đàng Trong đã gây ra hậu quả gì cho nông dân và các tầng lớp khác?
HS: Trả lời

GV KL: Đời sống cơ cực.



GV: Kể câu chuyện “Chuyện chàng Lía” và hỏi: Chàng Lía chọn căn cứ ở đâu? Chủ trương là gì?
HS: Trả lời


GV: Kết quả của cuộc khởi nghĩa?
HS: Trả lời

GVmở rộng vấn đề: Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng hình ảnh Lía mãi in sâu trong long của nhân dân. Ca dao miền trung có câu:
“ Ai vào Bình Định mà nghe
Nghe thơ chàng Lía, hát vè Quảng Nam
Chiều chiều én liện Truông Mây
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành

Hay: Hình ảnh Lía còn được tác giả Vũ Thanh tái hiện lại trong tác phẩm Én liệng Truông Mây.


1.Tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau TK VIII?
a.Xã hội


- Chính quyền họ Nguyễn suy yếu


- Tập đoàn Trương Phúc Loan lũng loạn triều đình.





- Đời sống nhân dân khổ cực





b. Khởi nghĩa chàng Lía


-Căn cứ: Truông Mây ( Bình Định)



- Chủ trương: Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo.



- Kết quả: Thất bại


Hoạt động 2: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
Mục tiêu:
+ HS nắm được tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau TK XVIII, và cuộc khởi nghĩa của chàng Lía
Phương pháp
+ Nêu vấn đề, Vấn đáp
+ Thảo luận nhóm
+ Kích thích tư duy
+ Thuyết trình
Hình thức tổ chức dạy học
+ Cả lớp
Thời gian: 12 phút
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học

GV: Cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: quach thanh hai
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)