Bài 25. Nhôm
Chia sẻ bởi Đặng Quốc Huy |
Ngày 11/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Nhôm thuộc Khoa học 5
Nội dung tài liệu:
MÔN : KHOA HỌC LỚP 5
Giáo án thuyết trình
TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ HẠNH
Giáo viên:Nguyễn Thái Sơn
Bài: NHÔM -TUẦN 13
Thứ tư, ngày 23 tháng 01 năm 2013
Khoa học
Nhôm
- Biết được nguồn gốc của nhôm.
- Nhận biết một số tính chất của nhôm.
- Biết được hợp kim của nhôm với một số kim loại khác như đồng kẽm có tính bền vững,rắn chắc hơn nhôm.
- Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất , đời sống và cách bảo quản.
1.Mục tiêu:
Chuẩn bị
- Một số đồ dùng thông dụng được làm bằng nhôm như: thìa, ấm nấu nước,mâm nhôm ..... (vật thật)
- Hình ở trang 52, 53 SGK.
- Phiếu học tập để HS thảo luận
Kiểm tra bài cũ
2. Trong thực tế, người ta đã dùng đồng và hợp kim của đồng để:
1. Hãy nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng?
Thứ tư , ngày 23 tháng 01 năm 2013
Khoa học
*Kiểm tra nội dung bài: Đồng và hợp kim của đồng
Đồng rất bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn thành bất kì hình dạng nào.Hợp kim của đồng với thiếc có màu nâu, với kẽm có màu vàng. Chúng đều có ánh kim và cứng hơn đồng.
A. Làm đồ điện, dây điện, một số bộ phận của ô tô, tàu điện..
B. Đồ dùng trong gia đình: nồi, mâm,các nhạc cụ như cồng chiêng….
C. Chế tạo vũ khí,đúc tượng…
D. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều đúng
Bài mới
Giáo viên cho học sinh xem chiếc thìa và hỏi đây là vật gì ? Chúng được làm từ vật liệu gì ?
Cái thìa - Được làm bằng nhôm
*Giáo viên đặt vấn đề để giới thiệu bài:
Nhôm và hợp kim của nhôm được sử dụng rất rộng rãi. Chúng có những tính chất gì? Những đồ dùng nào được làm từ nhôm và hợp kim của nhôm? Bài hôm nay giúp chúng ta biết được điều đó.
1.HĐ1: Tìm hiểu về nguồn gốc của nhôm
*Phương pháp: quan sát hình ảnh
- GV đặt câu hỏi và cho HS xem 1 số hình ảnh để biết : Trong tự nhiên nhôm có từ đâu ?
(quặng nhôm)
Quặng nhôm
Nhôm nguyên chất
2. Hoạt động 2: Tính chất của nhôm
Phương pháp: QS vật thật – so sánh - Làm thí nghiệm để hoàn thành phiếu học tập.
4 nhóm thảo luận
( 7 phút )
- Có trong vỏ Trái Đất và quặng nhôm.
- Nhôm và một số kim loại khác như đồng, kẽm.
- Có màu trắng bạc.
- Nhẹ hơn sắt và đồng.
-Có thể kéo thành sợi, dát mỏng. Không bị gỉ nhưng có thể bị một số a-xit ăn mòn.
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Bền vững, rắn chắc hơn nhôm.
3.Hoạt động 3: Tìm hiểu về hợp kim của nhôm –
So sánh tính chất giữa nhôm và hợp kim của nhôm.
*Phương pháp: Giới thiệu và giảng giải
+ Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra chất gì ? ( hợp kim của nhôm)
+ Yêu cầu HS quan sát vật thật, đọc thông tin trong SGK và xem lại phiếu thảo luận để so sánh tính chất giữa nhôm và hợp kim của nhôm như thế nào ? (Hợp kim của nhôm có tính rắn chắc và bền vững hơn nhôm)
KẾT LUẬN
Nhôm là kim loại. Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra hợp kim của nhôm. Hợp kim của nhôm có tính rắn chắc và bền vững hơn nhôm.
4.Hoạt động 4: Một số đồ dùng bằng nhôm
và cách bảo quản
Phương pháp: Trao đổi - vấn đáp
- Tổ chức cho HS làm việc trong nhóm bàn 2 hoặc 3 em để kể tên các đồ dùng bằng nhôm.
Cho các nhóm kể trước lớp, các nhóm khác bổ sung
(HS nêu theo hiểu biết về cách sử dụng đồ nhôm trong gia đình mình)
*Giáo viên nhận xét và cho học sinh xem một số đồ dùng được làm bằng nhôm.
Lò nung chảy
Khuôn đúc
Xử lý bề mặt
Tạo ra mẫu mã đa dạng
Kết luận
Nhôm được sử dụng rộng rãi, dùng để chế tạo các vật dụng làm bếp như: xoong, nồi, chảo,...vỏ nhiều loại đồ hộp, khung cửa sổ, một số bộ phận của các phương tiện giao thông như tàu hoả, xe ô tô, máy bay, tàu thuỷ,...
+ Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình em?
+ Khi sử dụng đồ dùng, dụng cụ nhà bếp bằng nhôm cần lưu ý điều gì? Vì sao?
*Gọi vài HS trả lời – GVNX Kết luận:
+ Những đồ dùng bằng nhôm dùng xong phải rửa sạch, để nơi khô ráo, khi bưng bê các đồ dùng bằng nhôm phải nhẹ nhàng vì chúng mềm và dễ bị cong, vênh, méo.
+ Lưu ý: không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu trong nồi vì nhôm dễ bị các A-xit ăn mòn. Không nên dùng tay để bưng, bê, cầm khi dụng cụ đang nấu thức ăn. Vì nhôm dẫn nhiệt tốt, dễ bị bỏng.
*GV rút ra bài học (Bạn cần biết) như SGK
Gọi vài HS đọc lại bài học:
- Nhôm được sản xuất từ quặng nhôm.
Nhôm là kim loại maù trắng bạc, có ánh kim, nhẹ hơn sắc và đồng; có thể kéo thành sợi, dát mỏng. Nhôm không bị gỉ, tuy nhiên,một số A-xít có thể ăn mòn nhôm.Nhôm có tính dẫn nhiệt, dẫn điện.
- Hợp kim của nhôm với một số kim loại khác như đồng, kẽm có tính chất bền vững, rắn chắc hơn nhôm.
1/ Em cho biết nhôm có nguồn gốc từ đâu ?
2/ Theo em tính chất của nhôm là gì ?
3/ Muốn đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm bền tốt ta nên bảo quản như thế nào ?
Củng cố
- Nhận xét tiết học. Dặn học bài ở nhà và xem trước cho bài sau.
Bài thuyết trình đến đây là kết thúc.Trước thềm năm mới kính chúc BGK mạnh khỏe, hạnh phúc!
Giáo án thuyết trình
TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ HẠNH
Giáo viên:Nguyễn Thái Sơn
Bài: NHÔM -TUẦN 13
Thứ tư, ngày 23 tháng 01 năm 2013
Khoa học
Nhôm
- Biết được nguồn gốc của nhôm.
- Nhận biết một số tính chất của nhôm.
- Biết được hợp kim của nhôm với một số kim loại khác như đồng kẽm có tính bền vững,rắn chắc hơn nhôm.
- Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất , đời sống và cách bảo quản.
1.Mục tiêu:
Chuẩn bị
- Một số đồ dùng thông dụng được làm bằng nhôm như: thìa, ấm nấu nước,mâm nhôm ..... (vật thật)
- Hình ở trang 52, 53 SGK.
- Phiếu học tập để HS thảo luận
Kiểm tra bài cũ
2. Trong thực tế, người ta đã dùng đồng và hợp kim của đồng để:
1. Hãy nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng?
Thứ tư , ngày 23 tháng 01 năm 2013
Khoa học
*Kiểm tra nội dung bài: Đồng và hợp kim của đồng
Đồng rất bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn thành bất kì hình dạng nào.Hợp kim của đồng với thiếc có màu nâu, với kẽm có màu vàng. Chúng đều có ánh kim và cứng hơn đồng.
A. Làm đồ điện, dây điện, một số bộ phận của ô tô, tàu điện..
B. Đồ dùng trong gia đình: nồi, mâm,các nhạc cụ như cồng chiêng….
C. Chế tạo vũ khí,đúc tượng…
D. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều đúng
Bài mới
Giáo viên cho học sinh xem chiếc thìa và hỏi đây là vật gì ? Chúng được làm từ vật liệu gì ?
Cái thìa - Được làm bằng nhôm
*Giáo viên đặt vấn đề để giới thiệu bài:
Nhôm và hợp kim của nhôm được sử dụng rất rộng rãi. Chúng có những tính chất gì? Những đồ dùng nào được làm từ nhôm và hợp kim của nhôm? Bài hôm nay giúp chúng ta biết được điều đó.
1.HĐ1: Tìm hiểu về nguồn gốc của nhôm
*Phương pháp: quan sát hình ảnh
- GV đặt câu hỏi và cho HS xem 1 số hình ảnh để biết : Trong tự nhiên nhôm có từ đâu ?
(quặng nhôm)
Quặng nhôm
Nhôm nguyên chất
2. Hoạt động 2: Tính chất của nhôm
Phương pháp: QS vật thật – so sánh - Làm thí nghiệm để hoàn thành phiếu học tập.
4 nhóm thảo luận
( 7 phút )
- Có trong vỏ Trái Đất và quặng nhôm.
- Nhôm và một số kim loại khác như đồng, kẽm.
- Có màu trắng bạc.
- Nhẹ hơn sắt và đồng.
-Có thể kéo thành sợi, dát mỏng. Không bị gỉ nhưng có thể bị một số a-xit ăn mòn.
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Bền vững, rắn chắc hơn nhôm.
3.Hoạt động 3: Tìm hiểu về hợp kim của nhôm –
So sánh tính chất giữa nhôm và hợp kim của nhôm.
*Phương pháp: Giới thiệu và giảng giải
+ Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra chất gì ? ( hợp kim của nhôm)
+ Yêu cầu HS quan sát vật thật, đọc thông tin trong SGK và xem lại phiếu thảo luận để so sánh tính chất giữa nhôm và hợp kim của nhôm như thế nào ? (Hợp kim của nhôm có tính rắn chắc và bền vững hơn nhôm)
KẾT LUẬN
Nhôm là kim loại. Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra hợp kim của nhôm. Hợp kim của nhôm có tính rắn chắc và bền vững hơn nhôm.
4.Hoạt động 4: Một số đồ dùng bằng nhôm
và cách bảo quản
Phương pháp: Trao đổi - vấn đáp
- Tổ chức cho HS làm việc trong nhóm bàn 2 hoặc 3 em để kể tên các đồ dùng bằng nhôm.
Cho các nhóm kể trước lớp, các nhóm khác bổ sung
(HS nêu theo hiểu biết về cách sử dụng đồ nhôm trong gia đình mình)
*Giáo viên nhận xét và cho học sinh xem một số đồ dùng được làm bằng nhôm.
Lò nung chảy
Khuôn đúc
Xử lý bề mặt
Tạo ra mẫu mã đa dạng
Kết luận
Nhôm được sử dụng rộng rãi, dùng để chế tạo các vật dụng làm bếp như: xoong, nồi, chảo,...vỏ nhiều loại đồ hộp, khung cửa sổ, một số bộ phận của các phương tiện giao thông như tàu hoả, xe ô tô, máy bay, tàu thuỷ,...
+ Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình em?
+ Khi sử dụng đồ dùng, dụng cụ nhà bếp bằng nhôm cần lưu ý điều gì? Vì sao?
*Gọi vài HS trả lời – GVNX Kết luận:
+ Những đồ dùng bằng nhôm dùng xong phải rửa sạch, để nơi khô ráo, khi bưng bê các đồ dùng bằng nhôm phải nhẹ nhàng vì chúng mềm và dễ bị cong, vênh, méo.
+ Lưu ý: không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu trong nồi vì nhôm dễ bị các A-xit ăn mòn. Không nên dùng tay để bưng, bê, cầm khi dụng cụ đang nấu thức ăn. Vì nhôm dẫn nhiệt tốt, dễ bị bỏng.
*GV rút ra bài học (Bạn cần biết) như SGK
Gọi vài HS đọc lại bài học:
- Nhôm được sản xuất từ quặng nhôm.
Nhôm là kim loại maù trắng bạc, có ánh kim, nhẹ hơn sắc và đồng; có thể kéo thành sợi, dát mỏng. Nhôm không bị gỉ, tuy nhiên,một số A-xít có thể ăn mòn nhôm.Nhôm có tính dẫn nhiệt, dẫn điện.
- Hợp kim của nhôm với một số kim loại khác như đồng, kẽm có tính chất bền vững, rắn chắc hơn nhôm.
1/ Em cho biết nhôm có nguồn gốc từ đâu ?
2/ Theo em tính chất của nhôm là gì ?
3/ Muốn đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm bền tốt ta nên bảo quản như thế nào ?
Củng cố
- Nhận xét tiết học. Dặn học bài ở nhà và xem trước cho bài sau.
Bài thuyết trình đến đây là kết thúc.Trước thềm năm mới kính chúc BGK mạnh khỏe, hạnh phúc!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Quốc Huy
Dung lượng: 3,90MB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)