Bài 25. Lễ kí hiệp định Pa-ri

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Ngọc | Ngày 15/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Lễ kí hiệp định Pa-ri thuộc Lịch sử 5

Nội dung tài liệu:

Tập thể lớp 5A kính chào quý thầy cô giáo.
Môn: Lịch sử
Lớp: 5
Giáo viên: Huỳnh Thị Hạnh
Thứ sáu ngày 20 tháng 8 năm 2010
Lịch sử:
Câu 1: Mĩ có âm mưu gì khi ném bom huỷ diệt Hà Nội ?
Câu 2: Tại sao ngày 30- 12- 1972, Tổng thống Mĩ buộc phải ngừng ném bom miền Bắc ?
Kiểm tra bài cũ:
Thứ sáu ngày 20 tháng 8 năm 2010
Lịch sử:
Lễ kí Hiệp định Pa-ri
I) Nguyên nhân:
-Vì sao Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam ?
*Vì Mĩ vấp phải những thất bại nặng nề trên chiến trường cả hai miền Nam, Bắc. Âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược Việt Nam của chúng bị ta đập tan.
II/ Diễn biến:
-Hiệp định Pa-ri được kí ở đâu ? Vào thời gian nào ?
*Hiệp định Pa-ri được kí ở Pa-ri vào ngày 27-1-1973.
Thứ sáu ngày 20 tháng 8 năm 2010
Lịch sử:
Lễ kí Hiệp định Pa-ri
-Em hãy mô tả sơ lược khung cảnh lễ kí Hiệp định Pa-ri.
*Ngay từ sáng sớm 27-11-1973, cờ đỏ sao vàng, cờ nửa đỏ, nửa xanh, giữa có ngôi sao vàng được treo đầy đường phố Clê-be (Pa-ri). Toà nhà trung tâm được trang hoàng lộng lẫy. Đội cảnh vệ quốc gia Pháp đội mũ đồng bóng loáng, gươm tuốt trần đứng nghiêm.
-Hoàn cảnh của Mĩ năm 1973 có điểm gì giống với hoàn cảnh của Pháp năm 1954 ?
*Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đều bị thất bại nặng nề trên chiến trường Việt Nam.
I/ Nguyên nhân:
II/ Diễn biến:
Thứ sáu ngày 20 tháng 8 năm 2010
Lịch sử:
Lễ kí Hiệp định Pa-ri
I/ Nguyên nhân:
II/ Diễn biến:
-Em hãy trình bày diễn biến lễ kí Hiệp định Pa-ri.
*Tại phòng họp lớn của toà nhà, dưới ánh sáng của
những chùm đèn pha lê, trước sự chứng kiến của các nhà
ngoại giao và nhiều phóng viên quốc tế, đại diện các phái
đoàn tham gia đàm phán kí vào các văn bản của Hiệp
định. Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh và Bộ trưởng Nguyễn
Thị Bình đại diện cho phía cách mạng Việt Nam đặt bút
kí vào văn bản Hiệp định. Lúc ấy là 11giờ (giờ Pa-ri).
Thứ sáu ngày 20 tháng 8 năm 2010
Lịch sử:
Lễ kí Hiệp định Pa-ri
II/ Nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri.
-Nhóm 1, 2: Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri.
-Nhóm 3, 4: Nội dung Hiệp định Pa-ri cho thấy Mĩ đã thừa nhân điều quan trọng gì ?
Thứ sáu ngày 20 tháng 8 năm 2010
Lịch sử:
Lễ kí Hiệp định Pa-ri
III/ Nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri.
-Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri.
*Hiệp định Pa-ri quy định:
-Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Việt nam.
-Phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam.
-Phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam.
-Phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh
ở Việt Nam.
- Nội dung Hiệp định Pa-ri cho ta thấy Mĩ đã thừa nhận điều quan trọng gì ?
*
*Mĩ đã thừa nhận sự thất bại của chúng trong chiến trường ở Việt Nam; công nhận hoà bình và độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Hoa Kỳ rút quân năm 1973 theo hiệp định Pa-ri.
Thứ sáu ngày 20 tháng 8 năm 2010
Lịch sử:
Lễ kí Hiệp định Pa-ri
IV/ Ý nghĩa.
-Hiệp định Pa-ri có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta ?
*Hiệp định Pa-ri đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi nước ta, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thứ sáu ngày 20 tháng 8 năm 2010
Lịch sử:
Lễ kí Hiệp định Pa-ri
Ngày 27-1-1973, tại Pa-ri
đã diễn ra lễ kí hiệp địnhvề chấm dứt
chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam,
đế quốc Mĩ buộc phải rút quân
khỏi Việt Nam.
Thứ sáu ngày 20 tháng 8 năm 2010
Lịch sử:
Lễ kí Hiệp định Pa-ri
Trò chơi Rung chuông vàng
*Em hãy chọn ý đúng.
*Câu 1: Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí kết:
A. Ngày 27-1-1972 tại thủ đô Pa-ri nước Pháp.
B. Ngày 27-1-1973 tại thủ đô nước Việt nam.
C. Ngày 27-1-1973 tại thủ đô Pa-ri nước Pháp.
C
*Câu 2: Nội dung của Hiệp định Pa-ri:
A. Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
B. Phải rút toàn bộ quân Mĩ vàquân đồng minh ra khỏi Việt Nam.
C. Mĩ phải chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam.
D. Nhân dân hai miền Nam Bắc sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
E/Mĩ phải có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
A, B, C và E
-Câu 3: Đại diện cho phía cách mạng Việt Nam đặt bút kí vào văn bản Hiệp định là:
A. Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh.
A, C
KÍNH CHÚC QUÍ THẦY CÔ GIÁO SỨC KHỎE
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
CHÀO TẠM BIỆT !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Ngọc
Dung lượng: 1,33MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)