Bài 25: IV Đánh tan quân Thanh.

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hồng Giang | Ngày 27/04/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: Bài 25: IV Đánh tan quân Thanh. thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

IV. TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH
TỔ 4
Nội dung bài học
Quân Thanh xâm lược nước ta.
Quang Trung đại phá quân Thanh.
Nguyên nhân thắng lợi.
1. Quân Thanh xâm lược nước ta
Bối cảnh :
Tháng 7 năm 1788, Lê Chiêu Thống sức cùng lực kiệt sang cầu cứu nhà Thanh.
Nhân cơ hội, vua Càn Long thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam.

Một cảnh trong phim Tây Sơn hào kiệt khi vua Lê Chiêu Thống , hoàng hậu Nguyễn Thị Kim và các quan ra cúi lạy nhà Thanh
1. Quân Thanh xâm lược nước ta
Quân Thanh tiến vào nước ta:
- Vua Càn Long sai tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị mang 29 vạn quân gồm các đạo binh huy động từ Quảng Đông, Quảng Tây, Quảng Nam và Quý Châu hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa phù Lê.
- Quân Thanh chia làm 3 đường tiến sang Đại Việt:
- Quân Vân Nam, Quý Châu do đề đốc Vân Quý là Ô Đại Kinh, từ Vân Nam qua ải Mã Bạch, theo đường Tuyên Quang xuốngSơn Tây vào Thăng Long.
Quân Quảng Đông, Quảng Tây do Tôn Sĩ Nghị (chứctổng đốc Lưỡng Quảng) trực tiếp chỉ huy, qua ải Nam Quan vào Lạng Sơn;phó chỉ huy là Hứa Thế Hanh (chức đề đốc)
- Quân tình nguyện Điền châu do Sầm Nghi Đống chỉ huy, theo đường Long châu tiến vào Cao Bằng rồi tiến về Thăng Long
1. Quân Thanh xâm lược nước ta
Ngày 21 tháng 11 năm Mậu Thân (1788), thành Thăng Long bỏ ngỏ, quân của Tôn Sĩ Nghị vào đóng và tướng doanh của Nghị đặt tại Tây Long Cung.
Theo lời vua Thanh dặn Ngày 22, Sĩ Nghị làm lễ ở điện Kính Thiên để làm lễ sách phong cho vua Lê Chiêu Thống làm “ An Nam quốc vương”. Nhưng thực chất là để lấy lòng dân còn vua chỉ là bù nhìn.
Tôn Sĩ Nghị suốt ngày ăn chơi bắt nhân dân Thăng Long và các vùng lân cận phải nộp bò, lợn, trâu, lúa gạo; có nơi còn phải nộp rơm, cỏ nuôi lừa, ngựa, dựng nhà cửa, đồn lũy cho giặc .
Lòng căm thù quân cướp nước và lũ bán nước đã lên đến cao độ.
Một số hình ảnh tại bảo tàng Quang Trung
Thượng thư bộ binh Ngô Thì Nhậm
Đại Tư Mã Ngô Văn Sở
Một số hình ảnh tại bảo tàng Quang Trung
Hoàng đế QuangTrung (Nguyễn Huệ)
Vua Quang Trung bắc tiến
Sau khi rút quân về Tam Điệp – Biện Sơn, Ngô Văn Sở cho đô đốc Tuyết vào Nam cấp báo với Nguyễn Huệ
Ngày 25/11, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế tại Phú Xuân, lấy niên hiệu Quang Trung và ra lệnh xuất quân.
Ngày 29/11, quân Tây Sơn đến Nghệ An, đóng lại hơn 10 ngày để tuyển thêm quân
Sau 1 thời gian ngắn, ông đã có được hơn 1 vạn người.
Quang Trung tổ chức duyệt binh ở Vinh Doanh(Vinh, Nghệ An) và tiến ra bắc.
Ngày 20/12, Quang Trung tiến đến Tam Điệp và tán thành chủ trương rút lui của Ngô Thì Nhậm.
Quang Trung chia quân làm 5 đạo:
Đạo quân do Quang Trung chỉ huy đánh
vào chính mặt nam Thăng Long.
Đạo quân do đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc
chỉ huy theo đường thuỷ tiến vào sông Lục
Đầu
Đạo quân đô đốc Bảo chỉ huy theo đường
Ứng Hoà (Hà Tây) ra làng Đại Áng.
Đạo quân đô đốc Long chỉ huy, theo đường
Chương Đức, hướng lên Sơn Tây nhưng
sẽ rẽ quặt sang làng Nhân Mục
Quang Trung đại phá quân Thanh

Đêm trừ tịch (30 tết), quân Tây Sơn xuất phát.
Đạo quân do Quang Trung chỉ huy vượt sông Gián Thuỷ đánh đồn Gián Khẩu của quân cần vương nhà Lê.
Quân Thanh từ Hà Hồi tới Thăng Long không biết gì về cử động của quân Tây Sơn.
► Ngày 3 tháng giêng, quân Tây Sơn tiến đến Hà Hồi
► Quang Trung cho quân vây chặt đồn rồi sai bắc loa kêu gọi quân Thanh đầu hàng
► Quân Thanh bất ngờ trước sự tấn công thần tốc của Sơn Tây
-> không kịp kháng cự
-> phải ra hàng.
→ Chóng lấy được Hạ Hồi tạo điều kiện cho Quang Trung tiến nhanh về Ngọc Hồi,làm giảm sĩ khí của quân Thanh đang chiếm đóng miền Bắc Đại Việt.
► Ngày 4 tháng giêng, Quang Trung tiến đến đồn Ngọc Hồi.
► Quang Trung không đánh ngay. Quân Thanh bị động cũng không dám giao tranh trước
→ Tạo điều kiện cho yếu tố bất ngờ của các đạo quân đô đốc Long và đô đốc Bảo.
►Khi Quang Trung diễu võ ngoài đồn Ngọc Hồi, đô đốc Long đang trên đường bắc tiến hướng đến Sơn Tây
thì bất thần rẽ sang làng Nhân Mục, bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng (Đống Đa) của Sầm Nghi Đống.
► Quân Thanh bị đánh bất ngờ trong đêm tối
→ Chết rất nhiều, tan vỡ bỏ chạy
→ Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử
► Trong đêm mùng 4, đô đốc Long tiến vào bắn phá đồn Nam Đồng
► Khi Tôn Sĩ Nghị nhận được tin báo việc đồn Khương Thượng thất thủ thì đô đốc Long đã tiến vào đánh bản doanh của Nghị ở Thăng Long.
→ Tôn Sĩ Nghị vội vàng tháo chạy.
→ Lê Duy Kỳ được tin Sĩ Nghị đã bỏ chạy, vội dắt gia quyến chạy theo
► Sáng mồng 5 tết, Quang Trung hạ lệnh đánh đồn Ngọc Hồi.
► Mờ sáng mùng 5, 100 voi chiến Tây Sơn tiến lên. Ngựa quân Thanh sợ voi lui lại, giẫm lên nhau, lùi về đồn.
→ Quân Thanh không dám ra nữa, cố thủ trong đồn bắn ra.
► Quang Trung chia tượng binh làm hai cánh
● Một cánh vòng qua sau đồn Ngọc Hồi
● Cánh kia dùng mộc tẩm rơm ướt tiến lên hãm đồn.

► Quân Tây Sơn tiến vào đồn hỗn chiến.
► Quân Thanh không chống nổi chạy tản ra tứ phía.
► Quân Thanh chạy tới đê Yên Duyên, gặp phục binh, chạy theo đường Vịnh Kiều trốn về Thăng Long.
→ Gặp cánh quân đô đốc Bảo đánh tới từ làng Đại Áng
→ Quân Thanh trốn vào đầm Mực
→ Quân đô đốc Bảo tiến vào đầm Mực tiêu diệt toàn bộ quân Thanh

Khải hoàn
Chiều mồng 5 tết, Quang Trung và đô đốc Bảo tiến vào Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân, đô đốc Long ra đón rước vào thành.
Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh ở Hải Dương và Phượng Nhãn trên đường rút lui
Số quân Thanh kịp theo Nghị qua bên kia biên giới chỉ có khoảng 50 người.
Lê Duy Kỳ vội chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới.
→ Như vậy sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh.
Phân tích chiến thuật
Tôn Sĩ Nghị yên tâm với hệ thống đồn phòng thủ liên tiếp nương tựa nhau->cho quân nghỉ ngơi tới mồng 6
Tây Sơn hành quân quá nhanh tới Tam Điệp ngay từ trước Tết->Nghị phải thay đổi kế hoạch.
→Từ chủ định tấn công -> phải phòng thủ chờ quân Tây Sơn đến.
Trong suốt cuộc hành quân bắc tiến, đạo quân chủ lực do đích thân Quang Trung chỉ huy chính là đạo quân giao chiến nhiều nhất.
Đạo quân của Quang Trung liên tục triệt phá nhiều đồn trên đường đi nhưng lại bất chợt hoãn binh trước đồn Ngọc Hồi, chỉ phô trương thanh thế để thu hút sự chú ý của quân Thanh
Đạo quân của đô đốc Long, tưởng như sẽ đánh thẳng vào đạo quân Vân Quý của Ô Đại Kinh ở Sơn Tây thì lại rẽ bước ngoặt quyết định vào đồn Khương Thượng - chỗ Tôn Sĩ Nghị không ngờ đến.
→ Dùng kế Giương Đông Kích Tây
Phân tích chiến thuật
Phân tích chiến thuật
Việc quân đô đốc Long tung hoành trong kinh thành khiến đồn Ngọc Hồi dù kiên cố song quân Thanh ở đó cũng giảm nhiều nhuệ khí
→ Mục tiêu trước mắt đạo quân chủ lực của Quang Trung không còn là trở ngại lớn.
→Đạo quân chủ lực tác chiến nhiều nhất lại không phải là đạo quân đâm nhát kiếm quyết định vào quân Thanh để giải phóng Thăng Long.
Ý nghĩa
Chiến thắng Kỷ dậu 1789 là một trong những trận chiến chống ngoại xâm nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam. Chiến thắng này đã chặn đứng ý định xâm chiếm Đại Việt của nhà Thanh.
Chấm dứt sự tồn tại của nhà Hậu Lê
Đánh dấu bước phát triển cực thịnh – dù không dài - của nhà Tây Sơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hồng Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)