Bài 25. Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Chia sẻ bởi Dương Thị Vĩnh Thạch | Ngày 08/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

BÀI 25: HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN
Tại sao từ 1 nguồn gốc chung ban đầu lại hình thành nên thế giới sống đa dạng phong phú như ngày nay?
Đó chính là kết quả của quá trình tiến hóa tức là quá trình biến đổi vừa phức tạp, đa dạng, vừa thích nghi từ dạng ban đầu và phát sinh dạng mới.
1. TIỂU SỬ ĐACUYN
- Đacuyn (Charles Darwin) sinh năm 1809 tại Vương quốc Anh và mất năm 1882.
- 22 Tuổi tham gia chuyến hành trình vòng quanh thế giới.
Năm 1859, Đacuyn công bố công trình “Nguồn gốc các loài” giải thích sự hình thành loài từ một tổ tiên chung bằng cơ chế chọn lọc tự nhiên
I. HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ ĐACUYN
Hành trình vòng quanh thế giới của Darwin
2. Những tóm tắt của Enst Mayr về quan sát và suy luận của Đac-uyn
Tất cả các loài sinh vật: sinh số lượng con >>> con có thể sống sót đến tuổi sinh sản
2. Những tóm tắt của Enst Mayr về quan sát và suy luận của Đac-uyn
Quần thể sinh vật: duy trì kích thước không đổi (trừ khi có những biến đổi bất thường về môi trường).
2. Những tóm tắt của Enst Mayr về quan sát và suy luận của Đac-uyn
Các cá thể dù có cùng một bố mẹ nhưng vẫn khác biệt nhau về nhiều đặc điểm (biến dị cá thể - phần nhiều di truyền được)
3. Quan điểm của Đacuyn
Đấu tranh sinh tồn
?
Thích nghi
Kích thước, hình dạng mỏ chim phù hợp với dạng thức ăn của chúng
Từ loài mù tạc hoang dại qua CLNT đã tạo ra nhiều loài rau khác nhau
Đacuyn giải thích sự đa dạng của vật nuôi, cây trồng như thế nào?
Từ loài mù tạc hoang dại qua CLNT đã tạo ra nhiều loài rau khác nhau
Một số dạng bồ câu
Đacuyn sử dụng chọn lọc nhân tạo để minh họa cho khả năng làm biến đổi của chọn lọc
2.. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA ĐACUYN
Dacuyn đã đưa ra được cơ chế tiến hóa chính là CLTN qua đó giải thích được sự thống nhất trong đa dạng của sinh giới. Các loài giống nhau là do được phát sinh từ một nguồn gốc chung
CLTN là sự phân hóa về khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể.
Đối tượng CLTN là các cá thể nhưng kết quả của CLTN lại tạo nên loài sinh vật có đặc điểm thích nghi với môi trường
Loài đang sống
Loài hóa thạch
Đóng góp của Đacuyn
Sơ đồ tiến hoá phân nhánh theo thuyết Đacuyn
- Nêu lên được nguồn gốc các loài.
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật và đa dạng của sinh giới.
-Các quá trình chọn lọc luôn tác động lên sinh vật -> phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của chúng -> tác động lên quần thể.
Củng cố.
Câu 1: Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các
A. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động
Câu 2.Theo Đacuyn, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
A. và không có loài nào bị đào thải.
B. dưới tác dụng của môi trường sống.
C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung.
D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
Câu 3.Theo Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình
phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo.
phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.
C. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
D. phát sinh các biến dị cá thể.
Câu 4.Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là
chọn lọc nhân tạo.
chọn lọc tự nhiên.
biến dị cá thể.
biến dị xác định.
Câu 5.Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là
cá thể.
quần thể.
giao tử.
nhễm sắc thể.
Chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Vĩnh Thạch
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)