Bai 25 hay

Chia sẻ bởi Võ Đình Đạt Phú | Ngày 17/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: bai 25 hay thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Cát Hanh Ngày soạn: 9 – 1 – 2012
TIẾT 38:
BÀI 25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873 – 1884)
MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
Giúp học sinh :
Nắm được diễn biến cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp sau khi chúng đã làm chủ sáu Tỉnh Nam Kì và cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì lần thứ nhất và lần thứ hai.
Thông qua các sự kiện lịch sử từ Hiệp ước 1874 đến 1884, hiểu thêm những cơ sở dự kiện để đi đến kết luận về quá trình nước ta từ một quốc gia độc lập trở thành thuộc địa của Pháp
Giải thích được vì sao đến năm 1883, Pháp lại quyết tâm đánh chiếm bằng được Việt Nam.
Nắm được tinh thần cơ bản của hai Hiệp ước 1883 và 1884.
Thấy được rằng, mặc dù nhân dân ta chiến đấu rất anh dũng, nhưng do nhà nước phong kiến không biết tổ chức vận động không có đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn, thiếu quyết tâm, thiên về tư tưởng đầu hàng nên đã không thể thắng được giặc.
2. Kĩ năng :
- Rèn về kĩ năng tường thuật sự kiện lịch sử một cách hấp dẫn, sinh động.
- Biết kết hợp giữa chủ động nêu vấn đề và giải đáp vấn đề bang các kiến giải có tính thuyết phục.
- Sử dụng bản đồ tranh ảnh lịch sử khi thuyết trình và giải đáp những câu hỏi theo bài.
3. Thái độ :
- Có thái độ đúng khi xem xét sự kiên lịch sử, nhất là về công tội của nhà Nguyễn (khi bàn về nguyên nhân mất nước).
- Cũng cố lòng tự hào dân tộc trước những chiến công hiển hách của cha ông.
- Trân trọng lịch sử, tôn kính các vị anh hung dân tộc (Nguyên Tri Phương, Hoàng Diện… )
Tiết 1 : I . THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC KÌ :
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được
- Âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp.
- Cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì trước cuộc tấn công của thực dân pháp.
- Thái độ của triều đình Huế trước việc thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
- Nội dung chủ yếu của Hiệp ước Giáp Tuất (1874). Đây là Hiệp ước thứ hai nhà Nguyenx kí với thực dân Pháp, từng bước đầu hàng Pháp (mất lục tỉnh Nam Kì)
2. Kĩ năng :
Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ trường thuật những sự kiện lịch sử, phân tích và khái quát một số vấn đề lịch sử điển hình .
3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh thái độ tôn kính , trân trọng các vị anh hùng dân tộc .
- Căm ghét thực dân pháp tàn bạo tham lam và những hành động nhu nhược của triều đình Huế.
- Có những nhận xét đúng đắn về trách nhiệm của triều đình Huế (Khi bàn về nguyên nhân mất nước).
II . CHUẨN BỊ :
1 . Chuẩn bị của giáo viên :
- Đồ dùng: + Bản đồ hành chính Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
+ Bản đồ thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất
+ Lược đồ chiến sự Hà Nội 1873.
+ Bảng phụ, phiếu học tập.
- Phương án tổ chức lớp học:dạy học trên lớp, thảo luận nhóm.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ bài 24: phần I và hoàn thành các bài tập đã cho
- Đọc trước bài 24: Phần II và dự kiến trả lời các câu hỏi GV đã cho ở tiết trước
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp : ( 1 ‘ )
- Điểm danh học sinh trong lớp:
………………………………………………………………………………………………………….
2. Kiểm tra bài cũ : ( 5 ‘ )
H . Tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta được thể hiện như thế nào từ năm (1858 - 1873) ?
Trả lời :
- Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông vàm cỏ Đông (10 -12 - 1861)
+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.
- Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú:
+ Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời. Đồng Tháp Mười, Tây Ninh.
+ Một bộ phận dùng văn thơ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Đình Đạt Phú
Dung lượng: 90,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)