Bài 25. Động năng

Chia sẻ bởi Zen Nguyen | Ngày 25/04/2019 | 117

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Động năng thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN DẠY HỌC
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.
GV thực hiện: Nguyễn Thị Hiền.
Bộ môn: Vật Lí.
Tiết 42 : Bài 25. ĐỘNG NĂNG
MỤC TIÊU:
Kiến thức, kỷ năng, thái độ:
Kiến thức:
Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của động năng ( của một chất điểm hay một vật rắn chuyển động tịnh tiến).
Phát biểu được trong điều kiện nào động năng của một vật biến đổi.
Nêu được nhiều ví dụ về những vật có động năng sinh công.
Kĩ năng:
Giải được các bài toán đơn giản về động năng, sự biến thiên động năng.
Tìm kiếm được các ứng dụng của động năng vào thực tế.
Thái độ:
Quan tâm đến khái niệm động năng, các hiện tượng, ứng dụng của động năng vào thực tế.
Hào hứng học tập, có thái độ say mê nghiên cứu khoa học.
Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực tự học: Đọc và nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin trên internet.
Năng lực làm việc nhóm: thảo luận, trao đổi, trình bày vấn đề.
Năng lực tính toán, giải quyết vấn đề.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Chuẩn bị các ví dụ thực tế về các vật có động năng sinh công.
Các phiếu học tập.
Học sinh:
Ôn tập phần động năng đã học ở lớp 8.
Ôn tập công thức tính công của một lực, chuyển động thẳng biến đổi đều.
Hoàn thành nhiệm vụ học tập ở nhà.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
Mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến

Khởi động
Hoạt động 1
Kiểm tra bài cũ
7 phút


Hoạt động 2
Tạo tình huống có vấn đề về động năng
14 phút

Hình thành kiến thức
Hoạt động 3

Xây dựng công thức tính động năng
5 phút


Hoạt động 4
Xây dựng định lí động năng
5 phút

Luyện tập
Hoạt động 5
Hệ thống kiến thức, vận dụng giải thích các hiện tượng trong thực tế và giải bài tập
12 phút

Vận dụng. Tìm tòi mở rộng
Hoạt động 6
Hướng dẫn về nhà
2 phút

Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động:
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
Mục tiêu hoạt động: Kiểm tra kiến thức cũ của học sinh.
Tổ chức hoạt động:
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm
Các nhóm thảo luận giải quyết câu hỏi C1 ở phiếu học tập.
Các nhóm trình bày kết quả, giáo viên nhận xét đánh giá.
Sản phẩm hoạt động: Bài giải của học sinh trên bảng phụ.
Hoạt động 2. Tạo tình huống có vấn đề về động năng
Mục tiêu hoạt động: Tạo tình huống: Tại sao có thể tạo ra điện từ sức chảy của dòng nước, gió, thủy triều. Một nhà máy điện cần phải biết mình sản xuất được bao nhiêu điện, điều này rõ ràng liên quan đến động năng của dòng chảy của nước, gió hay thủy triều. Vậy làm sao để tính được động năng của một vật? Từ đó gây hứng thú về việc tìm hiểu nội dung của bài học là động năng, công thức tính động năng.
Tổ chức hoạt động:
Tiến hành thí nghiệm: Thả vật A lăn trên máng nghiêng, đến cuối máng nghiêng vật A va chạm với 1 vật B và làm cho vật B chuyển động. Tại sao vật A có thể làm cho vật B chuyển động?
HS trả lời, từ đó nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 8: Khái niệm động năng , động năng phụ thuộc vào yếu tố nào?
GV đặt vấn đề: Động năng là một dạng năng lượng, vậy con người đã sử dụng dạng năng lượng này như thế nào?
HS hoạt động nhóm, thảo luận, trình bày vấn đề trên.
Một nhà máy điện cần phải biết mình sản xuất được bao nhiêu điện, điều này rõ ràng liên quan đến động năng của dòng chảy của nước, gió hay thủy triều. Vậy làm sao để tính được động năng của một vật?
HS ghi nhận nội dung cần nghiên cứu bài học: Công thức tính động năng.
Sản phẩm hoạt động:
Nhắc lại được kiến thức cũ: động năng là gì, động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào.
Sản phẩm tìm kiếm thông tin trình bày trên bảng phụ.
Hoạt động 3,4: Xây dựng công thức tính động năng
Mục tiêu hoạt động: Dựa vào kết quả bài toán ở hoạt động 1 xây dựng công thức tính động năng và định lí động năng.
Tổ chức hoạt động:
GV phân tích kết quả câu b
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Zen Nguyen
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)