Bài 25. Cô Tô

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Linh Huệ | Ngày 09/05/2019 | 60

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Cô Tô thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Cô Tô
Nguyễn Tuân
TÌM HIỂU CHUNG :
1. Đọc và tìm hiểu chú thích:
- Quê ở Hà Nội là nhà văn có sở trường là tùy bút và kí
2. Tác giả:
Nguyễn Tuân (1910-1987)
* Thể loại ký :
Ký là một loại hình văn học trung gian giữa báo chí và văn học, thuộc loại văn xuôi tự sự.
Chân thực khách quan, tôn trọng sự thật, không hư cấu tưởng tượng.
Mang đậm dấu ấn cảm xúc của tác giả.
Gồm: bút ký, hồi ký, phóng sự, ký sự, nhật ký, tùy bút, …
3. Tác phẩm :
4. Bố cục :
3 phần
Bố cục của văn bản có mấy phần?
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Vẻ đẹp của Cô Tô sau cơn bão :
* Tác giả đã miêu tả cảnh Cô Tô sau bão như thế nào ?
- Màu xanh mượt của cây:
Là màu xanh tốt tươi, xanh mượt mà, mỡ màng, như vừa được gột rửa sau cơn mưa.
- Màu lam biếc của biển:
+ Lam: Xanh đậm hơn da trời.
+ Biếc: Màu xanh pha màu lục.
- Màu vàng giòn của cát:
là màu vàng khô, sáng, một sắc vàng ấm nóng và khỏe khoắn
Em hãy cho biết tác giả đã sử dụng từ loại gì? Nhằm mục đích gì?
--> Đoạn văn sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc, ẩn dụ tác giả đã tả cảnh đẹp Cô Tô sau bão đẹp, trong sáng hữu tình của núi, mây, nước
2. Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô
- Tâm trạng của nhà văn đi đón mặt trời lên
+ Dậy từ canh tư
+ Còn tối đất, đi mãi trên đá dầu sư
+ Ngồi rình mặt trời lên
Tác giả đã tìm cách quan sát mặt trời lên như thế nào?
Tâm trạng tác giả như thế nào khi đón mặt trời lên?
Tâm trạng chờ đợi háo hức, săn đón … công phu để chiêm ngưỡng
- Tác giả miêu tả cảnh mặt trời sắp mọc và mọc như thế nào?
- Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Nhằm mục đích gì?
- Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính…
Mặt trời nhú lên dần
-Tròn trĩnh…như lòng đỏ trứng gà…
-Chân trời màu ngọc trai ửng hồng…như mâm lễ phẩm…
- Cảnh mặt trời sắp mọc- và mọc
 Hình ảnh so sánh ,sử dụng tính từ tác dụng tả vẻ đẹp trang trọng, uy nghi lộng lẫy ,nhưng gần gũi .Vẻ đẹp của mặt trời lên trên biển Cô Tô là quà tặng vô giá của thiên nhiên cho con người lao động suốt đời gắn bó với biển cả.
3. Cảnh sinh hoạt và lao động của con người trên đảo
-“…Cái giếng nước ngọt…bao nhiêu người … gánh, múc...”
-Bao nhiêu thuyền …đổ nước…nối tiếp đi đi…
Tác giả đã miêu tả cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo như thế nào?
Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Việc miêu tả cho ta thấy cảnh sinh hoạt lao động trên đảo như thế nào?
3. Cảnh sinh hoạt và lao động của con người trên đảo
“…Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”
=> Tác giả dùng nghệ thuật so sánh, dùng động từ, cách miêu tả.Gợi lên không khí đầm ấm, thanh bình, vui vẻ, khẩn trương…hình ảnh của một cuộc sống mới XHCN
2.Nội dung
- Miêu tả cảnh thiên nhiên trong sáng đẹp đẽ…và cảng lao đọng sinh hoạt vui tươi,thanh bình nhưng khẩn trương trên đảo Cô Tô qua đó thể hiện tình yêu quê huong biển đảo
1.Nghệ thuật:
- Ngôn từ điêu luyện, cách miêu tả tinh tế, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ ,so sánh…lời văn giàu hình ảnh
III. Tổng kết:
Em hay cho biết nghệ thuật và ý nghĩa nội dung của bài văn?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Linh Huệ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)