Bài 25. Các thành phần chính của câu

Chia sẻ bởi Thuy Duong | Ngày 21/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Các thành phần chính của câu thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ.
Ngữ văn: Tiết 111
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
GIÁO VIÊN :DOÀN THÙY DƯƠNG
Năm học: 2011-2012
KIỂM TRA BÀI CŨ
THẾ NÀO LÀ HOÁN DỤ? CÁC KIỂU HOÁN DỤ?
Chỉ ra phép hoán dụ trong các câu sau và cho biết mỗi phép hoán dụ ấy dựa trên những mối quan hệ nào?
A. Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
B. Cả làng vui như mở hội.
C. Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già.
Mồ hôi biểu thi sức lao đông của con người
Dựa trên mối quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật
để chỉ sự vật
B. Cả làng biểu thị cho những người sống trong làng
Dựa trên mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng
C. Hoa đào nở biểu thị mùa xuân
Dựa trên mối quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật
để chỉ sự vật
Tiết 111: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu
1.Ví dụ
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. (Tô Hoài)
Em hãy xác định các thành phần trong câu văn trên?
Tr?ng ngữ
Chủ ngữ
Vị� ngữ
Thử lần lượt lược bỏ từng thành phần câu nói trên rồi rút nhận xét
? Tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
? Chẳng bao lâu, đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
? Chẳng bao lâu, tôi.
2.Nhận xét
Không thể bỏ CN và VN vì cấu tạo câu sẽ không hoàn chỉnh,khi tách khỏi hoàn cảnh giao tiếp câu sẽ trở nên khó hiểu.
Có thể bỏ trạng ngữ mà ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi (thành phần phụ).
Hai thành phần CN và VN không thể lược bỏ trong câu gọi là thành phần chính của câu.
3. Ghi nhớ (SGK/92)
II. VỊ NGỮ
1. Tìm hiểu ví dụ
2.Nhận xét
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
VN
Phó từ
Vị ngữ có thể kết hợp với những từ nào ở phía trước
Vị ngữ thường trả lời cho những câu hỏi như thế nào
Ví dụ 1:
- Có thể kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, sắp , từng, vừa, mới…
- Trả lời các câu hỏi : Làm sao? , Như thế nào?, Làm gì?, Là gì?...
Ví dụ 2:
Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. (Tô Hoài)
Ví dụ 3:
Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. (Đoàn Giỏi)
Ví dụ 4:
Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam…Tre, nứa,

mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
(Thép Mới)
Xác định thành phần vị ngữ trong các ví dụ trên
VN1
VN2
VN1
VN2
VN3
VN4
VN
VN



- Vị ngữ thường là động từ (cụm động từ),tính từ (cụm tính từ) như ở các ví dụ 2,3 và câu thứ 2 của ví dụ 4. Ngoài ra vị ngữ còn có thể là danh từ (cụm danh từ) kết hợp với từ là như ở câu 1 trong ví dụ 4.
Ví dụ 2:
Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. (Tô Hoài)
Ví dụ 3:
Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. (Đoàn Giỏi)
Ví dụ 4:
Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam…Tre, nứa,

mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
(Thép Mới)
VN1
VN2
VN1
VN2
VN3
VN4
VN
VN



- Vị ngữ thường là động từ (cụm động từ),tính từ (cụm tính từ) như ở các ví dụ 2,3 và câu thứ 2 của ví dụ 4. Ngoài ra vị ngữ còn có thể là danh từ (cụm danh từ) kết hợp với từ là như ở câu 1 trong ví dụ 4.
- Câu có thể có:
+ Một vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam ( là + cụm danh từ)
+ Hai vị ngữ: ra đứng cửa hang(cụm động từ), xem hoàng hôn xuống(cụm động từ).
+ Bốn vị ngữ: nằm sát bên bờ sông(cụm động từ), ồn ào(tính từ), đông vui(tính từ), tấp nập(tính từ).
III. CHỦ NGỮ
1. Tìm hiểu ví dụ
Ví dụ 2:
Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. (Tô Hoài)
Ví dụ 3:
Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. (Đoàn Giỏi)
Ví dụ 4:
Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam…Tre, nứa,

mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
(Thép Mới)
Xác định thành phần chủ ngữ trong các ví dụ trên
CN
CN
CN
CN1
CN2
CN3
CN4
2. Nhận xét
a.Đặc điểm của chủ ngữ
- Nêu tên sự vật hiện tượng.
- Trả lời các câu hỏi : Ai ?, Cái gì ?, Con gì ?...
Ví dụ 2:
Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. (Tô Hoài)
Ví dụ 3:
Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. (Đoàn Giỏi)
Ví dụ 4:
Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam…Tre, nứa,

mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
(Thép Mới)
CN
CN
CN
CN1
CN2
CN3
CN4
Phân tích cấu tạo của chủ ngữ trong các ví dụ vừa tìm
2. Nhận xét
a.Đặc điểm của chủ ngữ
- Nêu tên sự vật hiện tượng.
- Trả lời các câu hỏi : Ai ?, Cái gì ?, Con gì ?...
b. Cấu tạo của chủ ngữ
- Chủ ngữ có thể là đại từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
- Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
3. Ghi nhớ 3( SGK /93 )
Tổng kêt lại nội dung bài học bằng một sơ đồ tư duy
BT củng cố
Điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau:
Câu 1: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể lược bỏ.
Câu 2: Chủ ngữ-Vị ngữ là thành phần chính của câu.
Câu 3: Các từ ngữ được gạch chân là thành phần chủ ngữ:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
(Bà Huyện Thanh Quan)
Câu 4: Thành phần vị ngữ trong các câu sau có cấu tạo là một cụm tính từ:
Hà Nội là thủ đô của nước ta.
Tiếng Việt của chúng ta rất giàu.
Câu 5: Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?
Đ
Đ
Đ
S
S
Đ
Đ
IV. LUYÊN TẬP
Bài tập 1 (SGK - trang 94):
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết chủ ngữ, vị ngữ có cấu tạo như thế nào?
(1) Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một thanh niên cường tráng. (2) Đôi càng tôi mẫm bóng. (3) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. (4) Thỉnh thoảng, muốn thử sức lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. (5) Những ngọn cỏ gâ�y rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. (Tô Hoài)
Đáp án:
Bài tập 2, 3: (SGK - trang 94)
Đặt câu theo tình huống cho sẵn. Chỉ ra chủ ngữ. Chủ ngữ ấy trả lời cho câu hỏi gì?
Bài tập 4: (Bổ sung)
- Sắp xếp các thành phần: Chủ ngữ-Vị ngữ của câu.
- Trình bày các câu trong đoạn văn theo trình tự hợp lí.
Hướng đáp án:
(1) Theo làn gió, cánh đồng xanh gợn sóng. (2) Sóng lúa nhấp nhô. (3) Sóng lúa cuồn cuộn. (4) Sóng lúa lan mãi tới chân trời xa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thuy Duong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)