Bài 25. Các thành phần chính của câu
Chia sẻ bởi Trịnh Thị Thanh Bình |
Ngày 21/10/2018 |
14
Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Các thành phần chính của câu thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Kiểm tra bài cũ
Thế nào là Hoán dụ?
Có mấy kiểu Hoán dụ?
Tiết 108
Các thành phần chính của câu
I/ Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu
II/ Vị ngữ
III/ Chủ ngữ
Các thành phần chính của câu
Ví dụ:
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
( Tô Hoài)
TN
CN
VN
(Tô Hoài)
TN
CN
VN
//
Chẳng bao lâu,
tôi
đã trở thành một chàng dế
thanh niên cường tráng.
? Nhận xét:
Thành phần không bắt buộc có mặt là trạng ngữ
Thành phần bắt buộc có mặt là chủ ngữ và vị ngữ
Ghi nhớ : ( sgk - T92)
*/ Lưu ý:
VD: - Anh về hôm nào?
- Hôm qua.
Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc
phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được
một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được
gọi là thành phần phụ
- Là thành phần chính của câu, Kết hợp với phó từ chỉ quan hệ thời gian.
Kết hợp với phó từ chỉ quan hệ thời gian: đã, đang, sẽ, vừa, sắp, mới, từng…
…“Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”.
(Trích Dế Mèn Phiêu Lưu Ký- Tô Hoài)
- Trả lời câu hỏi: làm gì? Làm sao? Như thế nào?...
1. Đặc điểm.
2. Cấu tạo
A/ VD
a/ Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống
( Tô Hoài)
b/ Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
( Đoàn Giỏi)
c/ Cây Tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam [..] Tre, nứa, mai, vầu
giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
( Thép Mới)
VN
VN
Cụm động từ
Cụm động từ
Tính từ
Cụm danh từ
Cụm động từ
VN2
VN1
VN1
VN2
VN3
VN4
Nhận xét:
Vị ngữ có thể là từ, cụm từ:
+ Từ: Danh từ, động từ, tính từ
+ Cụm từ: Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
- Một câu có thể có 1 hoặc nhiều vị ngữ.
Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì?, Làm sao?, Như thế nào? hoặc Là gì?
Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
GHI NHỚ
(sgk/93)
III/ Chủ ngữ
1. Đặc điểm
a. Ví dụ:
a/ Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống
( Tô Hoài)
b/ Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
( Đoàn Giỏi)
c/ Cây Tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam [..] Tre, nứa, mai, vầu
giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
( Thép Mới)
CN
CN
CN
CN
b. Nhận xét:
Chủ ngữ là thành phần chính của câu. Nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái,. được miêu tả ở vị ngữ.
Trả lời các câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?
III/ Chủ ngữ
a. Ví dụ:
2. Cấu tạo:
a/ Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống
( Tô Hoài)
b/ Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
( Đoàn Giỏi)
c/ Cây Tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam [..] Tre, nứa, mai, vầu
giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
( Thép Mới)
CN
CN
CN
Đại từ
Cụm danh từ
Cụm danh từ
Danh từ
CN
b. Nhận xét:
Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ
Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái,. được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai?, Con gì? Hoặc Cái gì?
Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.
Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
GHI NHỚ
(sgk/93)
1. Bài tập 1
? Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau;
Cho biết mỗi chủ ngữ hoặc vị ngữ có cấu tạo như thế nào?
" ( 1)Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường
tráng. (2)Đôi càng tôi, mẫm bóng. (3)Những cái vuốt ở chân, ở khoeo
cứ cứng dần và nhọn hoắt. (4)Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của
những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.
(5) Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua."
Tiết 107 - Các thành phần chính của câu
1. Bài tập 1 ( thảo luận nhóm)
BT1:
(1)Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
(2) Đôi càng tôi, mẫm bóng.
(3)Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
(4)Thỉnh thoảng, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.
(5)Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua
Tr.NG
VN
CN
Vn
CN
VN1
VN2
Tr.NG
VN1
VN
CN
CN
CN
VN2
Đại từ
Cụm động từ
Cụm danh từ
Tính từ
Cụm danh từ
Cụm tính từ
Cụm tính từ
Đại từ
Cụm động từ
Cụm động từ
Cụm danh từ
Cụm động từ
Bài tập 2:
a/ Làm gì? ( kể việc tốt của em (bạn) làm được)
b/ Như thế nào? ( tả hình dáng, tính tình của bạn trong lớp)
c/ Là gì? ( giới thiệu nhân vật trong truyện vừa đọc)
Bài tập 2:
a/ Làm gì? ( kể việc tốt của em (bạn) làm được)
VD: - Hôm nay, bạn Hoàng đã dắt một cụ già qua đường
- Trong giờ kiểm tra, em đã cho bạn mượn bút
b/ Như thế nào? ( tả hình dáng, tính tình của bạn trong lớp)
VD: - Bạn Hạnh rất tốt bụng
c/ Là gì? ( giới thiệu nhân vật trong truyện vừa đọc)
VD: - Châu Hòa Mãn là một anh hùng ngư nghiệp
Các thành phần chính của câu
Chủ ngữ
Vị ngữ
Cấu tạo
Đặc điểm
Đặc điểm
Cấu tạo
Có khả năng kết hợp với phó từ chỉ quan hệ thời gian.
Có thể trả lời các câu hỏi: làm gì?, làm sao?, như thế nào?...
Một cụm từ (cụm DT,
cụm ĐT, cụm TT).
Một từ (DT, ĐT, TT )
Nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái, …được nêu ở vị ngữ.
Thường trả lời cho các câu hỏi: Ai?, Con gì?, Cái gì?...
Một danh từ, cụm danh từ, đại từ
Dặn dò:
- Nắm vững cấu tạo và đặc điểm của những thành phần chính của câu.
- Làm lại các bài tập vào vở bài tập.
- Soạn bài: Câu trần thuật đơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Thị Thanh Bình
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)