Bài 25. Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản

Chia sẻ bởi Lê Thế Biên | Ngày 11/05/2019 | 356

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

I. Nhân giống thuần chủng.
1. Khái niệm:
Theo dõi ví dụ sau đây:

P: Móng Cái × Móng Cái.

F1: Móng Cái.

Em có nhận xét gì về P và F1?

Hãy phát biểu khái niệm nhân giống thuần chủng?
Nhân giống thuần chủng là phương pháp cho ghép đôi giao phối giũa những cá thể đực và cá thể cái của cùng một phẩm giống, để tạo ra đời con có đặc điểm di truyền giống với bố mẹ.

Ví dụ: Giống nội: Lợn Ỉ × Lợn Ỉ, Gà Ri × Gà Ri,
Bò Vàng × Bò Vàng…

Giống ngoại nhập: Lợn Yorkshire × Lợn Yorkshire,
Gà Tam Hoàng × Gà Tam Hoàng,
Bò Hà Lan × Bò Hà Lan.


Hãy kể tên một số ví dụ về nhân giống thuần chủng ở địa phương em?
2. Mục đích.

- Phát triển nhanh về số lượng:
Tạo nguồn nguyên liệu chọn, tạo giống phong phú, nhất là đối với giông ngoại nhập.

- Bảo vệ, giữ vững, nâng cao và hoàn chỉnh những đặc tính di truyền tốt, phẩm chất và đặc tính tốt của các cá thể cùng giống.


Tại sao lại phải tiến hành nhân giống thuần chủng?
II. Lai giống:
1. Khái niệm.
Quay trở lại với ví dụ:

P: Móng Cái × Móng Cái.

P: Landrace(LR) × Móng Cái(MC)


F1:50% KG(LR) : 50% KG(MC)

(KG: Kiểu gen)

F1 sẽ cho kết quả như thế nào nếu thay bố hoặc mẹ bằng một giống khác?

Lai giống là phương pháp cho ghép đôi giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang tính trạng mới, tốt hơn bố mẹ.

P: AABBCC × aabbcc
F1: AaBbCc


F1 (thể dị hợp tử): sức sống cao hơn, khỏe mạnh hơn, chống chịu tốt hơn P Hiện tượng ưu thế lai

Em hãy phát biểu khái niệm lai giống?
Có gì khác so với nhân giống thuần chủng?
2. Mục đích:

- Sử dụng ưu thế lai ở đời con: sức sống và sức sản xuất cao.

- Làm thay đổi đặc tính di truyền của giống hiện có.

- Tạo ra giống mới.



Nhân giống thuần chủng có hạn chế gì không?

Khắc phục hạn chế đó như thế nào?

3. Một số phương pháp lai.
a. Lai kinh tế.
Quan sát các sơ đồ sau đây:











Em có nhận xét gì về hai sơ đồ lai trên?
SĐL kinh tế đơn giản (hai giống)
SĐL kinh tế phức tạp (ba giống)

Landrace
Y - L
×
×
P
F1
Hampshire
Du roc
×
F2
H - D
H – D – Y - L
So sánh sơ đồ lai trên với SĐL kinh tế đơn giản?
SĐ lai kinh tế phức tạp
Khái niệm: Lai kinh tế là phương pháp cho lai giữa các cá thể đực và cái khác giống giao phối với nhau để cho con lai chỉ dùng vào mục đích lấy thịt, trứng, sữa…

- Ở F1 ưu thế lai biểu hiện cao nhất.
- Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ sau do tỷ lệ dị hợp giảm dần, tỷ lệ đồng hợp tăng lên.
- Chỉ dùng con lai F1 lam sản phẩm, không dùng làm giống.

Trình bày khái niệm phép lai kinh tế?

Tại sao F1 chỉ dùng làm sản phẩm, không dùng làm giống?
Kể tên một vài công thức lai kinh tế ở địa phương ?
b. Lai gây thành.
Quan sát sơ đồ sau đây










:

So sánh phép lai trên với lai kinh tế 3 giống?
Khái niệm: Lai gây thành là phương pháp lai hai hay nhiều giống, sau đó chọn lọc các đời lai tốt để nhân lên tạo thành giống mới.
Ưu điểm:
- Nâng cao được sức sống của phẩm giống tham gia
- Có thể khắc phục tương đối hiện tượng các giống ngoại thuần chủng không nhập vào Việt Nam được do không thích nghi.
- Khắc phục các bất cập như:khó sinh sản, khó nuôi…
Nhược điểm: Khó làm, thời gian dài.


Khái niệm lai gây thành?
Ngiên cứu các đặc điểm cá chép V1 hãy nêu ưu
điểm, nhươcđiểm của phép lai?
1.So sánh nhân giống thuần chủng và lai giống?


2. Tại sao ở phép lai kinh tế 3 giống không dùng F1 làm giống mà lai gây thành lại tiến hành đươc?


3. Phạm vi tiên hành lai kinh tế và lai gây thành?
Câu hỏi


Giống nhau

Đều sử dụng để nhân giống vật nuôi và thủy sản
Trước khi tiến hành đều yêu cầu chuẩn bị chu đáo,
đòi hỏi kỹ thuật
Khác nhau

Khác về bố mẹ cặp đôi: Nhân thuần thì cùng giống, lai thì khác giống.

Nhân thuần: Duy trì củng cố giống, lai giống tạo ra giống mới.
Trong phép lai kinh tế ba giống, F1 mang kiểu gen hợp tử nên dễ bị phân ly qua các thế hệ sau, tạo điều kiện cho các tính trạng xấu có cơ hội thể hiện.


Lai gây thành có bản chất di truyền giống như lai kinh tế ba giống, nhưng được chon lọc kỹ càng nên chon được những cá thể ưu tú nhất để tiến hành nhân giống.
Lai kinh tế thành công cho kết quả trong thời gian ngắn, tùy thuộc vào đối tượng lai: Lợn 144 ngày, bò 270 – 280 ngày, gà 21 – 22 ngày; không quà phức tạp nên áp dụng rộng rãi.



Lai gây thành đòi hỏi theo dõi, chọn lọc chặt chẽ, thời gian tạo ra giống mới dài( 7 – 20 năm), chỉ tiến hành ở cơ quan tạo giống.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thế Biên
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)