Bài 24. Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Hưng | Ngày 10/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1911-1918)
- Ngày 5/6/1911, từ Bến cảng Sài Gòn, người thanh niên Nguyễn Tất Thành với tên là Ba, đã lên đường sang Pháp trên chiếc tàu buôn mang tên Đô đốc Latouche - Tréville với mong muốn xem các nước làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào
Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1911-1918)
- Ngày 5/6/1911 đã đánh dấu sự mở đầu của một hành trình lịch sử: hành trình tìm đường giải phóng dân tộc của Người.
Quang cảnh Bến cảng Sài Gòn đầu thế kỷ 20, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911.
Tàu Đô đốc Latouche Trèville, nơi Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trong những ngày tháng đầu tiên của cuộc hành trình tìm đường cứu nước.
Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1911-1918)
- Ngày 6/7/1911, sau hơn một tháng đi biển, Nguyễn Tất Thành đã dừng chân ở cảng Mácxây, cảng Lơ Havơrơ (Le Havre) của Pháp. Những ngày đầu tiên trên đất Pháp, được chứng kiến ở Pháp cũng có những người nghèo như ở Việt Nam, Người nhận thấy có những người Pháp trên đất Pháp tốt và lịch sự hơn những tên thực dân Pháp ở Đông Dương.
Thị trấn Sainte Adresse ở nước Pháp, nơi Nguyễn Tất Thành
lao động trong khoảng thời gian từ cuối năm 1911, đầu năm 1912.
Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1911-1918)
- Năm 1912, Nguyễn Tất Thành làm thuê cho một chiếc tàu của hãng Sácgiơ Rêuyni đi vòng quanh châu Phi, đã có dịp dừng lại ở những bến cảng của một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuynidi, Cônggô, Đahômây, Xênêgan, Rêuyniông… Đến đâu Người cũng tận mắt trông thấy những cảnh khổ cực, chết chóc của người da đen dưới roi vọt của bọn thực dân, Nguyễn Tất Thành nghĩ: Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu. Người liên tưởng một cách tự nhiên đến số phận của người dân Việt Nam. Họ cũng là nạn nhân của sự hung ác, vô nhân đạo của bọn thực dân. Những sự việc như vậy diễn ra khắp nơi trên đường Người đi qua, tạo nên ở Người mối đồng cảm sâu sắc với số phận chung của nhân dân các nước thuộc địa.
Nguyễn Tất Thành theo con tàu tiếp tục đi qua Máctiních (Martinique) (Trung Mỹ), Urugoay và Áchentina (Nam Mỹ) và dừng lại ở nước Mỹ cuối năm 1912. Tại đây, Người có dịp tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ với bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng trong lịch sử. Anh vừa đi làm thuê để kiếm sống vừa tìm hiểu đời sống của những người lao động Mỹ. Anh đã đến thăm quận Brúclin (Brooklin) của thành phố Niu Oóc (New York), tìm hiểu đời sống và cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc của những người da đen.
Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1911-1918)
Một góc thành phố New York, nước Mỹ đầu thế kỷ 20
nơi Nguyễn Tất Thành đã sinh sống một thời gian vào khoảng cuối năm 1912 đến đầu năm 1913.
Khách sạn Parker ở thành phố Boston, nước Mỹ,
nơi Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trong những năm 1912 - 1913.
- Khoảng đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo tàu rời Mỹ trở về Lơ Havơrơ, sau đó sang Anh. Đến nước Anh, để kiếm tiền sinh sống, anh nhận cào tuyết cho một trường học, rồi làm thợ đốt lò. Công việc hết sức nặng nhọc, nhưng sau mỗi ngày Người đều tranh thủ thời gian học tiếng Anh.
Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1911-1918)
- Tại Anh, Nguyễn Tất Thành đã hăng hái tham dự những cuộc diễn thuyết ngoài trời của nhiều nhà chính trị và triết học, tham gia Hội những người lao động hải ngoại, ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Airơlen.
Khách sạn Carlton ở Thủ đô London, nước Anh, nơi Nguyễn Tất Thành làm việc trong thời gian sống ở nước Anh năm 1914.
Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1911-1918)
Hành trình bôn ba nhiều nước từ năm 1911 đến 1917 đã giúp Người nhận thức rõ bản chất tàn bạo của bọn đế quốc, thực dân và tình cảnh bị áp bức, bóc lột của những người lao động
Người nói “Giai cấp công nhân và nhân dân các nước đều là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu đâu cũng là kẻ thù”
Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1911-1918)
- Giữa lúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra ác liệt, tình hình Đông Dương đang có những biến động, vào khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp để có điều kiện trực tiếp hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.
- Cuộc sống của Người lúc đó gặp rất nhiều khó khăn. Vừa hoạt động chính trị, vừa phải kiếm sống một cách chật vật, khi thì làm thuê cho một hiệu ảnh, khi thì vẽ thuê cho một xưởng đồ cổ mỹ nghệ Trung Hoa, nhưng Người vẫn kiên trì, hăng say học tập và hoạt động. Người thường xuyên gặp gỡ với những người Việt Nam ở Pháp, có tư tưởng và khuynh hướng tiến bộ như Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường. Nguyễn Ái Quốc từng bước tham gia vào cuộc đấu tranh của phong trào công nhân và lao động Pháp.
Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1911-1918)
Cũng tại Pháp, Người tích cực hoạt động trong Họi những người Việt Nam yêu nước. Người viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, các buổi mittinh để tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam. Người còn tham gia đấu tranh đòi hồi hương cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam.
Đồng thời, tiếp nhận ảnh hưởng cách mạng Tháng Mười Nga, tư tưởng và xu hướng cứu nước của Người dần biến đổi.
Kết luận: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1918 vừa nhằm tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam, vừa tìm tòi để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Những hoạt động đó của Người mới chỉ là bước đầu nhưng là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Duy Hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)