Bài 24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Huyền | Ngày 09/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ?
Chương V
VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000
Bài 24
VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ, CỨU NƯỚC NĂM 1975
Phần 1
TÌNH HÌNH HAI MIỀN BẮC – NAM SAU NĂM 1975
Phần 3
HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
VỀ MẶT NHÀ NƯỚC
(1975 – 1976)
Phần 2
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH,
KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở HAI MIỀN ĐẤT NƯỚC
Giảm tải
TÌNH HÌNH HAI MIỀN BẮC – NAM SAU NĂM 1975
Sau 1975, tình hình 2 miền Nam - Bắc có những thuận lợi và khó khăn như thế nào?
- Thuận lợi:
I. Tình hình hai miền Bắc – Nam sau năm 1975.


+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 – 1975) đã đạt những thành tựu to lớn.
+ Miền Nam đã hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền trung ương Sài Gòn sụp đổ.
* Miền Bắc: Cuộc sống lao động và xây dựng CNXH
của quân dân miền Bắc sau 1975
* Miền Nam: Chiến thắng 30/4/1975
Xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập

Quân giải phóng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30/4/1975.
Quân giải phóng tiến vào Bộ Tổng tham mưu chính quyền Sài Gòn.
Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập
Các chiến sĩ quân giải phóng đang
chạy vàoDinh Độc Lập cắm cờ Cách mạng
Lá cờ của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được Trung úy Bùi Quang Thận cắm trên nóc Dinh Độc lập lúc 11h30 ngày 30/4/1975.
Tước vũ khí lính Việt Nam Cộng hòa đóng trong Dinh Độc Lập (30/4/1975).
Đại diện chính phủ Cách mạng lâm thời tuyên bố trả tự do cho Tổng thống Dương Văn Minh và các thành viên của Chính phủ Sài Gòn.
Quân giải phóng chiếm trụ sở Hạ nghị viện.
Nhân dân Sài Gòn đón mừng đoàn quân giải phóng trưa ngày 30/4/1975.

Bộ máy chính quyền Sài Gòn hoàn toàn tan rã,
từ ngày 1/5/1975, lần lượt các tỉnh, thành ở miền Nam được giải phóng.
Trong ảnh là quân giải phóng tiến vào thị xã Bạc Liêu.
Thuyền chở bộ đội tiến vào giải phóng Cà Mau.
Nhân dân Sài Gòn vui mừng đón chào chiến thắng.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng trên lễ đài trong Lễ chào mừng chiến thắng
ở Sài Gòn 15/5/1975.
- Khó khăn:
+ Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.
+ Ở miền Nam, những di hại của xã hội cũ vẫn còn tồn tại. Nhiều làng mạc bị tàn phá, nhiều ruộng đất bị bỏ hoang, hàng triệu người thất nghiệp…

I. Tình hình hai miền Bắc – Nam sau năm 1975.
Những hình ảnh miền Bắc và miền Nam
bị tàn phá sau chiến tranh.
Những đứa trẻ trong một khu nghèo ở phố Khâm Thiên.
Một số người đã vĩnh viễn mất đi một phần thân thể.
Người dân tìm kiếm tài sản còn sót lại trong đống đổ nát của ngôi nhà mình.
Cảnh tan hoang sau các trận oanh tạc của máy bay Mĩ.
Tại sao Đảng ta lại thực hiện thống nhất đất nước về mặt nhà nước? Chủ trương của Đảng ta như thế nào?
1. Hoàn cảnh lịch sử
Tổ Quốc thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng hai miền Nam- Bắc tồn tại 2 hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
Yêu cầu thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
III. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 – 1976)
2. Chủ trương
9/ 1975: Hội nghị BCH TW Đảng lần 24 đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 BCH TW Đảng (9-1975) nhấn mạnh: “Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam”.

Quá trình thực hiện thống nhất đất nước về mặt Nhà nước đã diễn ra như thế nào ?

3.Quá trình thống nhất
Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn.
III. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 – 1976)
Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội chung được tiến hành với hơn 23 triệu cử tri đi bỏ phiếu.
Hình ảnh nhân dân khắp nơi bỏ phiếu bầu Quốc Hội khoá VI
Nhân dân Hà Nội bỏ phiếu bầu cử
Nhân dân TP Hồ Chí Minh, Tây Nguyên bỏ phiếu bầu cử
Nhân dân Huế bỏ phiếu bầu cử
98,8% cử tri cả nước đã đi bỏ phiếu bầu ra được 492 đại biểu ưu tú.
KẾT QUẢ
3.Quá trình thống nhất
Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn.
III. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 – 1976)
Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội chung được tiến hành với hơn 23 triệu cử tri đi bỏ phiếu.
Từ ngày 24/6/1976 đến ngày 03/7/1976, Quốc Hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội.
Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống
nhất họp kỳ đầu tiên


Nêu những quyết định quan trọng của Quốc Hội khóa VI, kì họp thứ nhất?
III. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 – 1976)
4. Những quyết định của Quốc hội khóa VI, kì họp thứ nhất
Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.
Quyết định tên nước, Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy, Thủ đô,..
Quốc Hội đã quyết định:
+ Đổi tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Thủ đô là Hà Nội.


+ Thành phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên là Thành Phố Hồ Chí Minh
* Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng
* Quốc huy mang dòng chữ
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời bài "Tiến quân ca“của Nhạc sĩ văn Cao.
4. Những quyết định của Quốc hội VI kì họp thứ nhất:
Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.
Quyết định tên nước, Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy, Thủ đô,..
Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo nhà nước
Đại biểu Quốc Hội tiến hành bỏ phiếu bầu các chức danh quan trọng trong Bộ máy Nhà nước
4. Những quyết định của Quốc hội VI kì họp thứ nhất:
Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.
Quyết định tên nước, Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy, Thủ đô,..
Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo nhà nước
Bầu Ban dự thảo Hiến pháp.
Tổ chức các cấp chính quyền:Tỉnh, thành phố, huyện, xã ở các địa phương...
Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước có
ý nghĩa gì ?
III. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 – 1976)
5. Ý nghĩa
Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước đã phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
III. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 – 1976)
Tạo những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên CNXH, những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ Quốc và mở rộng quan hệ với các nước.
BÁC HỒ ĐỌC BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP KHAI SINH RA NƯỚC ViỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 2/9/1945
Vị thế của Việt Nam đã được nâng cao trên trường Quốc tế
20.9.1977 - Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc
Củng cố

Tình hình 2 miền Nam – Bắc sau năm 1975.
Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
Dặn dò
Xem trước bài lịch sử địa phương Tây Ninh: Bài 11: Mười năm cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Tây Ninh (1975 – 1985).
Hết bài
Chúc các em học tốt !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)