Bài 24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975

Chia sẻ bởi Hà Quang Vinh | Ngày 09/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Chương V
VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000
Bài 24:
VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC NĂM 1975
TÌNH HÌNH HAI MIỀN BẮC – NAM SAU NĂM 1975
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HAI MIỀN ĐẤT NƯỚC
HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT NHÀ NƯỚC (1975 - 1976)
Nội dung chính


- Ở Việt Nam, Mĩ đã tiến hành chiến tranh huỷ diệt,
với 84.000 phi vụ ném bom “ rải thảm” của máy bay B52
( Mỗi chuyến B52 có thể mang tới 8 tấn bom).
- Chúng sử dụng rộng rãi những vũ khí giết người
hàng loạt như bom bi các loại, bom mảnh nhỏ sắc
cạnh, bom lân tinh, bom “ siêu na-pan” và bom tec-mit với
sức đốt nóng 2000- 3000 độ C…….chúng đánh phá có tính
chất huỷ diệt những thành phố và vùng dân cư rộng lớn ở miền Bắc. Riêng ở Khâm Thiên ( Hà Nội) ngày 26/12/1972, giặc Mĩ đã ném bom tàn sát 283 người, làm bị thương 266 người, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, phá
huỷ và làm hỏng nặng 1734 ngôi nhà.

Trong vòng 11 năm (1961-1972), đế quốc
Mĩ đã trút xuống Việt Nam gần 14,5 triệu
tấn bom đạn với sức nổ tương đương 725
quả bom nguyên tử loại ném xuống Hi-ro-si-ma (Nhật) trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Tính bình quân mỗi người Việt Nam từ cụ
già đến trẻ sơ sinh phải chịu đựng trên dưới nửa tấn bom đạn Mĩ. Khối lượng bom na-pan Mĩ ném xuống Việt Nam gấp 25 lần khối lượng ném xuống các chiến trường trong chiến tranh thế giới thứ hai, gấp 10 lần khối lượng ném xuống Triều Tiên.

Cầu Hàm Rồng bị Mỹ ném bom
Cầu Long Biên bị gãy do Mỹ ném bom
Phố Khâm Thiên (HN) bị máy bay ném bom hủy diệt
Nhân dân Sài Gòn chào mừng quân giải phóng đến tiếp quản thành phố
Chế độ Mĩ – Nguỵ đã làm băng hoại
xã hội miền Nam:
- 10 triệu trong tổng số 18 triệu dân miền Nam
là nạn nhân chiến tranh của Mĩ- Nguỵ.
- 50 vạn phụ nữ bị xô đẩy vào nghề mại dâm.
- 50 vạn người nghiện ma tuý.
- 50 vạn con lai; 37 vạn trẻ mồ côi.
- Gần 4 triệu người mù chữ.
- 1 triệu người mắc bệnh lao; 3 triệu người
mắc bệnh hoa liễu.
- 3 triệu người thất nghiệp.

- Đế quốc Mĩ đã tiến hành một cuộc chiến tranh
hoá học có tính chất diệt chủng, rải xuống miền Nam
nước ta 75 triệu lít thuốc độc các loại, có tác dụng
giết người và gia súc, huỷ hoại cây cối, mùa màng,
làm 1.293.000 bị nhiễm độc, có hàng nghìn người
chết, phá huỷ 13.000 km2 cây lương thực và cây ăn
quả, 25.000km2 rừng…
- Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học trên thế
giới, nhiều loại thuốc độc Mĩ đã dùng ở Việt Nam
có thể gây quái thai và những biến đổi nội tạng gây tác hại về mặt di truyền.
Chỉ tính từ 7-1954 đến
3-1965, chúng đã:

- Mở trên 100.000 cuộc càn quét.
- Giết chết 170.000 người.
- Làm bị thương và tra tấn gây thương
tật cho 800.000 người.
- Giam cầm trên 400.000 người.
- Mổ bụng, moi gan, khoét mắt,
chôn sống…trên 5000 người.
Việt Nam có hơn 4.8 triệu người bị
phơi nhiễm chất độc da cam.
N1 :Vì sao phải thống nhất đất nước về mặt nhà nước ?
N2: Quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước diễn ra như thế nào ?
N3: Nội dung của việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước là gì ? nêu ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
N4 : Tìm hiểu về quốc kì của Việt Nam (tác giả vẽ, thời gian xuất hiện, ý nghĩa của lá cờ) và Quốc ca Việt Nam (tác giả sáng tác, thời gian sáng tác, bố cục của bài hát).




Sau chiến thắng mùa Xuân 1975 lãnh thổ Việt Nam đã được thống nhất, tuy nhiên
ở mỗi miền vẫn còn tồn tại hình thức
tổ chức nhà nước khác nhau. Trong khi
nhiệm vụ quan trọng nhất của cách mạng cả nước sau năm 1954 là đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc đưa cả nước đi lên con đường XHCN. Vì vậy thống nhất đất nước về mặt nhà nước là yêu cầu cấp thiết đặt ra sau năm 1975.




- Từ ngày 15 – 21/11/1975 Hội nghị hiệp
thương chính trị thống nhất đất nước về mặt
nhà nước được tổ chức tại Sài Gòn
nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nứơc
-Ngày 25/04/1976 Tổng tuyển cử bầu
Quốc hội chung cả nước được tổ chức,
bầu được 492 đại biểu
- Ngày 24/6 – 3/7/1976, Quốc hội khóa VI
nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại
Hà Nội

Nhân dân Hà Nội bỏ phiếu bầu cử
Nhân dân Huế bỏ phiếu bầu cử

Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI
- QH thông qua các chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.
- Quyết định tên nước: CHXHCN Việt Nam (2/7/1976)
- Quốc huy mang dòng chữ CHXHCN VN.
- Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng.
- Quốc ca là bài Tiến Quân Ca.
- Thủ đô là Hà Nội.
- Đổi tên Sài Gòn  Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.
- Bầu ban dự thảo hiến pháp.
- Thúc đẩy việc hoàn thành thống nhất
trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội…
-Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước
đi lên CNXH.
- Mở rộng quan hệ quốc tế: 20/9/1977
Việt Nam trở thành thành viên thứ 149
của LHQ.
Đổi tên nước:

Cộng hoà

xã hội

chủ nghĩa

Việt Nam

(2/7/1976).
Quốc huy: Mang dòng chữ CHXHCN Việt Nam.

Quốc kì: Cờ đỏ sao vàng.


Quốc ca: Bài hát Tiến quân ca.
Hà Nội
Sài Gòn- Gia Định
TP Hồ Chí Minh
Quốc kỳ Việt Nam
- Tác giả: Nguyễn Hữu Tiến
- Thời gian xuất hiện: 1940
Ý nghĩa:
+Màu đỏ tượng trưng cho màu của cuộc đấu tranh của dân tộc, màu máu.
+Ngôi sao vàng 5 cánh: màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho màu da vàng của người Việt Nam, 5 cánh tượng trưng cho 5 tầng lớp, giai cấp ở Việt nam vào thời điểm đó (SỸ-Nông-Công-Thương-Binh)- sự đoàn kết
Quốc ca Việt nam
Tác giả: Văn Cao
Thời gian Sáng tác:Lần đầu tiên Tiến quân ca được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944 bằng bản in đá do chính Văn Cao viết.
Bố cục: bài hát có 2 lời:
+ Lời 1 từ “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc đến Nước non Việt Nam ta vững bền”.
+ Lời 2 từ “Đoàn quân Việt Nam đi sao vàng phấp phới đến Nước non Việt Nam ta vững bền”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Quang Vinh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)