Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hương | Ngày 09/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Chương V
VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000
Bài 24
VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ, CỨU NƯỚC NĂM 1975
TÌNH HÌNH HAI MIỀN BẮC – NAM SAU NĂM 1975
HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
VỀ MẶT NHÀ NƯỚC
(1975 – 1976)
MỘT SỐ THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA MIỀN BẮC
Nông dân phấn khởi nhận ruộng trong cải cách ruộng đất
Khu gang thép Thái Nguyên
Nhà máy thủy điện Thác Bà
- Năm 1960 có 172 xí nghiệp do trung ương quản lí và trên 500 xí nghiệp do địa phương quản lí
- Năm 1971 giá trị sản lượng công nghiệp tăng 142% so với năm 1968.
KHÓ KHĂN CỦA MIỀN BẮC
Cảnh tan hoang sau các trận oanh tạc của máy bay Mĩ.
Những hình ảnh miền Bắc và miền Nam
bị tàn phá sau chiến tranh.
Một số người đã vĩnh viễn mất đi một phần thân thể.
Ngày 1 tháng 1 năm 1968, CIA ước tính rằng thiệt hại vật chất mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải chịu lên tới 370 triệu USD, trong đó có 164 triệu USD thiệt hại về các tài sản quan trọng (chẳng hạn nhà máy, cầu đường, và nhà máy điện). CIA còn ước lượng rằng số thương vong đối với dân số Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mỗi tuần là 1.000 người, nghĩa là khoảng 90.000 thương vong trong thời gian 44 tháng, 72.000 trong số đó là dân thường.
Còn theo số liệu Cục tác chiến Quân đội Nhân dân Việt Nam, trong 4 năm đã có 14.000 nhân viên quân sự và 60.000 dân thường thiệt mạng.
HẬU QUẢ CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN 1 CỦA MĨ ĐỐI VỚI MIỀN BẮC
Chiến thắng 30/4/1975

Xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập

Nhân dân Sài Gòn đón mừng đoàn quân giải phóng trưa ngày 30/4/1975.

Nhân dân Sài Gòn vui mừng đón chào chiến thắng.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng trên lễ đài trong Lễ chào mừng chiến thắng ở Sài Gòn 15/5/1975.
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 BCH TW Đảng (9-1975) nhấn mạnh: “Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam”.
Hình ảnh nhân dân khắp nơi bỏ phiếu bầu Quốc Hội khoá VI
Nhân dân Hà Nội bỏ phiếu bầu cử
Nhân dân TP Hồ Chí Minh, Tây Nguyên bỏ phiếu bầu cử
Nhân dân Huế bỏ phiếu bầu cử
98,8% cử tri cả nước đã đi bỏ phiếu bầu ra được 492 đại biểu.
KẾT QUẢ
Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống
nhất họp kỳ đầu tiên

Tên nước:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc huy mang dòng chữ
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc kì
Lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ nông công thương binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
NGUYỄN HỮU TIẾN
Tiến quân ca là một bài hát do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào năm 1944
Ngày 17 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát lớn, bài Tiến quân ca đã được cất lên lần đầu tiên trước đông đảo dân chúng.
Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Tiến quân ca chính thức được cử hành trong ngày Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình
Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn Tiến quân ca làm quốc ca.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, hai miền Nam Bắc thống nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và quốc ca là Tiến quân ca.
Thủ đô là Hà Nội
Thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi tên là
Thành phố Hồ Chí Minh
Đại biểu Quốc Hội tiến hành bỏ phiếu bầu các chức danh quan trọng trong Bộ máy Nhà nước
TÔN ĐỨC THẮNG Chủ tịch nước
Ông sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, tổng Định Thành, hạt Long Xuyên (nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Ngày 30/3/1980 Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ trần, thọ 92 tuổi.
Ông là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1969-1976) và sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1976-1980).
PHẠM VĂN ĐỒNG
Thủ tướng
Phạm Văn Đồng sinh ra ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Từ tháng 9 năm 1955, ông là Thủ tướng chính phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và từ năm 1976 là Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng cho đến khi về hưu năm 1987.
Ông mất tại Hà Nội ngày 29 tháng 4 năm 2000, hưởng thọ 94 tuổi.
BÁC HỒ ĐỌC BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP KHAI SINH RA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 2/9/1945
Vị thế của Việt Nam đã được nâng cao trên trường Quốc tế
Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Năm 1950: các nước XHCN công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.
Năm 1976: 94 quốc gia công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.
Quốc kỳ nước CHXHCN Việt Nam tung bay trước trụ sở Liên Hợp quốc trong lễ kết nạp Việt Nam làm thành viên chính thức, ngày 20/9/1977
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)