Bài 24. Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI-XVIII

Chia sẻ bởi Mai Tố Uyên | Ngày 10/05/2019 | 93

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI-XVIII thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

I) Về tư tưởng, tôn giáo
- Nho giáo dần suy thoái, Phật giáo, đạo giáo có điều kiện để khôi phục lại vị trí của mình
- Từ thế kỉ XVI-XVIII, nhiều giáo sĩ phương Tây theo thuyền buôn vào Việt Nam truyền đạo  xuất hiện đạo Thiên Chúa, nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi.
- Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều thi hành chính sách cấm đạo Thiên Chúa giáo.
- Các giáo sĩ phương Tây vào nước ta truyền đạo đã học tiếng Việt để giảng đạo và dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt  đến giữa thế kỉ XVII, với sự xuất hiện của cuốn từ điển Việt - Bồ - La-tinh và cuốn Giáo lí cương yếu bằng tiếng Việt chữ Quốc ngữ đã ra đời.
- Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, ông bà, các vị anh hùng, đặc biệt là những người có công với đất nước  nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian: phong phú, đa dạng, đậm chất đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
- Ngoài các nhà thờ Thiên Chúa giáo, nhiều chùa chiền, đền thờ, văn miếu cũng được xây dựng thêm.
II) Phát triển giáo dục và văn học
Giáo dục:
- Nhà Mạc tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức thi cử đều đặn.
- Khi đất nước bị chia cắt:
Đàng Ngoài: nhà nước Lê - Trịnh tiếp tục mở rộng Nho học theo chế độ thời Lê sơ, tổ chức nhiều khoa thi nhưng số người đi thi và số người đỗ đạt không nhiều.
Đàng Trong:, hình thức khoa cử xuất hiện muộn(1646, Chúa Nguyễn mới mở khoa thi đầu tiên theo cách riêng) và không được chú trọng như Đàng Ngoài. Họ Nguyễn quan tâm hơn đến kiến thức thực tế và tuyển dụng quan lại chủ yếu thông qua hình thức tiến cử.
-Vua quang trung lên ngôi cho chấn chỉnh lại nền giáo dục( dịch sách kinh từ chữ Hán sang chữ Nôm cho học sinh học, đưa văn thơ chữ nôm vào thi cử)
-Nội dung giáo dục chủ yếu là kinh sử, các bộ môn khoa học tự nhiên không được chú ý.

2) Văn học:
- Văn học chữ Hán mất dần vị thế vốn có ở Lê sơ.
- Nét nổi bật của văn học giai đoạn này là sự nở rộ của các tác phẩm văn thơ viết bằng chữ Nôm, trong đó đặc biệt là những truyện Nôm khuyết danh như Trê cóc, Trinh thử, Phạm Công – Cúc Hoa, Thạch Sanh, Tống Trân – Cúc Hoa, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc…cùng với các tác giả nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ, Nguyễn Dữ, Mạc Thiên Tứ, Nguyễn Cư Trinh, Ngô Thế Lân…
- Văn học chính thống đang suy thoái, nhưng trong văn học dân gian hình thành trào lưu văn học dân gian khá ấn tượng: ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện dân gian…
* Kho tàng văn học hiện có vô cùng phong phú và đa dạng, phản ánh cuộc sống tinh thần và tâm linh của con người Việt Nam đương thời.


III) Nghệ thuật và khoa học kỹ thuật
Nghệ thuật:
- Thế kỷ XVI – XVIII, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển.
Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên – Huế)
Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)
Các tượng La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Tây)
- Trào lưu nghệ thuật dân gian được hình thành. Cảnh sinh hoạt thường ngày của nhân dân được khắc lên các vì, kèo ở những ngôi đình làng tuy nghệ thuật đơn giản nhưng phản ánh được cuộc sống của người dân thường.
- Nghệ thuật sân khấu phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nhiều làng có phường tuồng, phường chèo. Làn điệu dân ca mang đậm tính địa phương như quan họ, hát giặm, hò, vè, lí, si, lượn phổ biến.

Chùa Thiên Mụ

Chùa Ông là nơi thờ Quan Vân Trường, nhân vật anh hùng của thời Tam Quốc - Trung Hoa. Được xây dựng khoảng năm 1840, Chùa Ông cũng được gọi là Nghĩa An hội quán, nơi qui tụ những người Hoa gốc Triều Châu. Kiến trúc tương tự như các chùa Hoa Chợ Lớn, hình chữ “khẩu” với ở giữa là “giếng trời” thiên tĩnh. Trang trí thiên về ghép mảnh sành và sứ, cùng với những khối đá khổ lớn và gỗ quý.



Một chiếc đỉnh bằng gốm trang trí đắp nổi rồng và nghê được làm vào năm 1736 (thời Cảnh Hưng) tại làng Bát Tràng.
Tượng hổ bằng gốm làm tại làng Bát Tràng thời Cảnh Hưng.
Tượng Phật Bà Quan Âm ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)
Tượng được tạc vào năm 1656. Bố cục hết sức tinh khéo, diễn tả vẻ đẹp tự nhiên, mềm mại của người phụ nữ. Trên bức tượng, các cánh tay xoè ra uyển chuyển như động tác múa và những bàn tay nhỏ sắp xếp như ánh hào quang toả ra xung quanh. Bức tượng là hình ảnh của bàn tay và khối óc, của lao động và trí tuệ, là biểu tượng của sức sống và sự vươn lên của con người.
Chùa Tây Phương (Thuận Thành – Bắc Ninh)
Tượng La Hán chùa Tây Phương (Hà Tây)
Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương.
Há chẳng phải đây là xứ Phật,
Mà sao ai nấy mặt đau thương ?

Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay.

Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát, tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi.

Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe từa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn....


Các vị ngồi đây trong lặng yên
Mà nghe giông bão nổ trăm miền
Như từ vực thẳm đời nhân loại
Bóng tối đùn ra trận gió đen.

Mỗi người một vẻ, mặt con người
Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời
Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã
Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.

Mặt cúi nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.

Có thực trên đường tu đến Phật
Trần gian tìm cởi áo trầm luân
Bấy nhiêu quằn quại run lần chót
Các vị đau theo lòng chúng nhân ?


CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG
Nào đâu, bác thợ cả xưa đâu ?
Sống lại cho tôi hỏi một câu:
Bác tạc bấy nhiêu hình khô hạnh
Thật chăng chuyện Phật kể cho nhau ?

Hay bấy nhiêu hồn trong gió bão
Bấy nhiêu tâm sự, bấy nhiêu đời
Là cha ông đó bằng xương máu
Đã khổ, không yên cả đứng ngồi.

Cha ông năm tháng đè lưng nặng
Những bạn đương thời của Nguyễn Du
Nung nấu tâm can vò võ trán
Đau đời có cứu được đời đâu.

Đứt ruột cha ông trong cái thuở
Cuộc sống giậm chân hoài một chỗ
Bao nhiêu hi vọng thúc bên sườn
Héo tựa mầm non thiếu ánh dương
.
Hoàng hôn thế kỷ phủ bao la
Sờ soạng, cha ông tìm lối ra
Có phải thế mà trên mặt tượng
Nửa như khói ám, nửa sương tà.

Các vị La Hán chùa Tây Phương!
Hôm nay xã hội đã lên đường
Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại
Xua bóng hoàng hôn, tản khói sương.

Cha ông yêu mến thời xưa cũ
Trần trụi đau thương bỗng hoá gần!
Những bước mất đi trong thớ gỗ
Về đây, tươi vạn dặm đường xuân.


Huy Cận
2) Khoa học – Kỹ thuật:
Về khoa học: số công trình nghiên cứu khoa học tăng lên
Sử học: bên cạnh các bộ lịch sử của nhà nước, có nhiều bộ lịch sử của tư nhân như Ô Châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục.
Địa lý: tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.
Quân sự: tập Hổ Trướng khu cư và Công trình lũy Thầy của Đào Duy Từ
Triết học: một số bài thơ, tập sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn
Y học: bộ sách y học của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

“Đại Việt sử ký toàn thư” ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi (1428), được Ngô Sĩ Liên biên soạn dựa trên “Đại Việt sử ký” của Lê Văn Hưu và “Sử ký tục biên” của Phan Phu Tiên.
b) Về Kỹ thuật:
-Sáng tạo một số thành tựu kỹ thuật như đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành lũy,...
- Các thế kỷ XVII – XVIII, một số thành tựu phương Tây du nhập vào nước ta thông qua ngoại thương và truyền đạo. Tuy nhiên,không có điều kiện phát triển do nhiều hạn chế.
Nhóm thực hiện
1) Trần Văn Dũng
2) Đặng Trương Hoàng Ngân
3) Mai Tố Uyên
4) Phan Thanh Trúc Uyên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Tố Uyên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)