Bài 24. Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI-XVIII

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Trà | Ngày 10/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI-XVIII thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Bài 24:
Tình hình văn hoá
ở các thế kỷ XVI - XVIII
Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức.
2. Về kỹ năng.
3. Về thái độ.
1. Về kiến thức

+ Nêu được nguyên nhân suy thoái của Nho giáo. Kể tên được những tôn giáo mới trong các thế kỷ XVI – XVIII, cũng như những nét mới trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
+ Sự phát triển và hạn chế trong giáo dục có ảnh hưởng to lớn đến sự biến đổi của xã hội Viêt Nam thế kỷ XVI – XVIII.
+ Những thành tựu trong văn học và khoa học - kỹ thuật.
2. Về kỹ năng
- Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, phân tích, đánh giá các thành tựu văn hoá ở các thế kỷ XVI – XVIII.
- Rèn kỹ năng quan sát, sưu tầm và khai thác tranh ảnh trong SGK và các tài liệu liên quan đến bài học.
3. Về thái độ
- Học sinh biết trân trọng, tự hào về các thành tựu văn hoá mà nhân dân ta đã sáng tạo nên.
- Có ý thức giữ gìn, bảo tồn nền văn hoá dân tộc.
- Vận dụng tốt vào đời sống thực tế đời sống.
I. Tư tưởng tôn giáo
1. Tôn giáo:
Thế kỷ XVI – XVIII: Nho giáo từng bước bị suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.
Đạo giáo, Phật giáo có điều kiện khôi phục và phát triển trở lại, nhưng không phát triển mạng như thời Lý - Trần.
Thế kỷ XVI – XVIII, Đạo thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi vào Việt Nam
2. Tín ngưỡng
- Phát huy các tín ngưỡng truyền thống của Dân tộc: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, các anh hùng dân tộc,…
- Đời sống tín ngưỡng ngày càng phát triển phong phú.
II. Phát triển giáo duc, văn học
1. Giáo duc:
Mở rộng giáo dục Nho học, tổ chức kỳ thi
Hương - Hội để tuyển chọn người tài.
- Giáo dục đàng Ngoài vẫn như cũ, nhưng xa sút dần về số lượng.
- Đàng Trong: Năm 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.
- Quang Trung đưa thơ Nôm vào thi cử.
- Chương trình giáo dục Nho học chưa góp phần phát triển kinh tế.
-
2. Văn học
- Văn học chữ Hán:
+ Mất dần vị thế.
+ Xuất hiện một số nhà sưu tập văn, thơ, viết truyện ký,…
- Văn học chữ Nôm xuất hiện, với nhiều tác giả và tác phẩm.
- Văn học dân gian: Có nhiều thể loại như: ca dao, tục ngữ, truyện cười,…
- Thế kỷ XVI – XVIII, chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phát triển và phổ biến.
III. Nghệ thuật và khoa học - kỹ thuật
1. Nghệ thuật:
- Thế kỷ XVI – XVIII, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển.
- Nghệ thuật dân gian được hình thành và phát triển.
- Nghệ thuật sân khấu phát triển ở cả hai Đàng.

-
2. Khoa học - kỹ thuật
- Các công trình khoa học - kỹ thuật được hình thành và không ngừng tăng lên ở nhiều ngành.
+ Sử học
+ Quân sự
+ Triết học
+ Y học
+ Kỹ thuật
Bảng thống kê các thành tựu khoa học – kỹ thuật thế kỷ XVI - XVIII
5. Bài tập củng cố.
1) Ở thế kỷ XVI – XVIII hệ tư tưởng nào giữ vị trí độc tôn trong xã hội Việt Nam?
A. Nho giáo
B. Phật giáo
C. Đạo giáo
D. Không có hệ tư tưởng nào
2) Ở đàng Trong họ Nguyễn tuyển dụng quan lại chủ yếu qua hình thức nào
A. Thi cử
B. Tiến cử
C. Dòng tộc
D. Người có công với chúa Nguyễn
3) Nét nổi bật của văn học giai đoạn XVI – XVIII là sự nở rộ các tác phẩm văn thơ viết bằng chữ nào?
A. Nôm
B. Hán
C. Quốc ngữ
D. Các chữ trên
4) Sách “ Hổ Trướng Khu cơ” và công trình Luỹ Thầy gắn liền với tên tuổi của ai?
A. Nguyễn Bỉnh Khiêm
B. Đào Duy Từ
C. Ngô thế Lân
D. Mạc Thiên Từ.
Tháp cầu duyên-chùa Thiên Mụ
Phật Bà quan âm
Chùa Tây Phương
Tượng La Hán-chùa Tây Phương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Trà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)