Bài 24. Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI-XVIII

Chia sẻ bởi Nguyễn Trí Thức | Ngày 10/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI-XVIII thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Bài 24:
TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC THẾ KỶ XVI- XVIII
I. TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO:
- Từ thế kỷ XVI- XVIII Nho giáo từng bước bị suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.
- Phật giáo có điều kiện khôi phục nhưng không được như thời Lý- Trần.
- Từ thế kỷ XVI- XVIII đạo Thiên Chúa được truyền bá rộng rãi.
- Tín ngưỡng truyền thống được phát huy: thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt…
II. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC:

1. Giáo dục:
- Đàng Ngoài: nhà nước Lê- Trịnh tiếp tục mở rộng giáo dục Nho học. Nhiều khoa thi được tổ chức nhưng số người đi thi và số người đổ đạt không nhiều.
- Đàng Trong: năm 1646 chúa Nguyễn mới cho mở khoa thi đầu tiên. Nội dung Nho học sơ lược.
- Vua Quang Trung lên ngôi chấn chỉnh lại giáo dục, dịch các sách từ chữ Hán sang chữ Nôm, đưa thơ Nôm vào nội dung thi cử.
II. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC:
2. Văn học:
- Từ thế kỷ XVI- XVII văn học chữ Hán phát triển không bằng giai đoạn trước.
- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh…

Những cách tạo chữ Nôm
Chữ Hán được vay mượn toàn diện 100% cả hình, âm và nghĩa. Ví dụ: Hán 漢, Việt 越, tỉnh 省, thành 城.
Giữ hình và nghĩa của chữ Hán, nhưng đọc theo âm Nôm. Ví dụ: 車 xe (<車 xa); 孤 côi (< 孤 cô); 局 cuộc (< 局 cục); 餅 bánh (< 餅 bính); 家 nhà (< 家 gia); 卷 cuốn (< 卷 quyển); 刀 dao (<刀 đao); 巾 khăn (< 巾 cân); 瓦 ngói (<瓦 ngoã); 心 tim (< 心 tâm).
Giữ nguyên hình và âm của chữ Hán, nhưng đổi nghĩa. Ví dụ: 沒 một (chỉ số 1, nghĩa gốc tiếng Hán là "mai một", "mất đi"); 卒 tốt (chỉ tốt >< xấu, nghĩa gốc chữ Hán là "binh lính", "chết"); 戈 qua (nghĩa là đi qua, nghĩa gốc chỉ một loại vũ khí dài); 賒 xa (chỉ xa > < gần; nghĩa gốc là mua trả góp); 昌 xương (chỉ xương động vật, nghĩa gốc là "đẹp", "hưng thịnh"); 泊 bạc (chỉ màu trắng, nghĩa gốc là “bến”, “nơi đậu thuyền”) v.v.
Giữ hình của chữ Hán, nhưng đổi hẳn âm và nghĩa. Ví dụ: 帝 đấy (tiếng Hán là "đế", chỉ vua chúa); 固 có, đối lập với "không", (tiếng Hán là "cố", nghĩa là "vững chắc"); 羅 (罗)là (tiếng Hán đọc là "la", nghĩa là "cái võng", "cái lưới", "lụa"); 略 trước, đối lập với "sau" (âm Hán Việt là "lược", nghĩa là "sơ lược", "sơ sài", "tính toán"); 別 biết, [hiểu biết] (âm Hán là "biệt", nghĩa là cách biệt, khác biệt); 及 gặp [gặp gỡ] (âm Hán là "cập", nghĩa là "đến", "kịp tới"); 弄 sống (âm Hán là "lộng", nghĩa là "đùa giỡn"); 滝 sông (âm Hán là "lung", nghĩa là "nước chảy xiết") v.v.
II. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC:
2. Văn học:
- Văn học dân gian phát triển khá mạnh với nhiều thể loại: ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện dân gian…mang đậm tính dân tộc và dân gian.
III. NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC:
1. Nghệ thuật:
- Điêu khắc, kiến trúc tiếp tục phát triển với nhiều công trình có giá trị như: chùa Thiên Mụ, tượng Phật Bà Quan Âm, tượng La Hán…

Chùa Thiên Mụ (Huế)
Chùa Thiên Mụ
Vị trí: Chùa Thiên Mụ nằm trên đồi Hà Khê, xã Hương Long, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Đặc điểm: Chùa là một trong những kiến trúc tôn giáo cổ nhất và đẹp nhất ở Huế.

Tên của ngôi chùa bắt nguồn từ một huyền thoại. Chuyện kể rằng, từ xa xưa, dân địa phương đêm đêm thường thấy một bà già mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện trên ngọn đồi nơi chùa tọa lạc ngày nay và nói: rồi sẽ có chân chúa đến lập chùa ở đây để tụ khí cho bền long mạch. Khi nói xong, bà biến mất. Sau khi vào trấn Thuận Hoá, chúa Nguyễn Hoàng một lần đi qua, nghe kể chuyện đã cho xây chùa và đặt tên là Thiên Mụ Tự. 

Năm 1601, chùa được xây dựng. Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu. Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc quả đại hồng chung cao 2,5m nặng 3.285kg, và năm 1715, chúa lại cho xây dựng tấm bia cao 2,58m đặt trên lưng con rùa bằng cẩm thạch. Vào thời Nguyễn, các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Thành Thái đều cho trùng tu chùa. 

Tháp Phước Duyên (ban đầu được đặt tên là tháp Từ Nhân) được vua Thiệu Trị cho xây vào năm 1844. Tháp hình bát giác cao 7 tầng (21m).


Trước các điện, quanh chùa là các vườn hoa cây cảnh xanh tươi, rực rỡ. Phía sau cùng là vườn thông tĩnh mịch, phong cảnh nên thơ. Chùa bị hư hỏng nặng năm 1943. Từ năm 1945, Hoà thượng Thích Ðôn Hậu đã tổ chức công cuộc đại trùng tu kéo dài hơn 30 năm.

Ngày nay chùa vẫn được tiếp tục chỉnh trang ngày càng huy hoàng, tráng lệ, luôn hấp dẫn và thu hút đông đảo du khách gần xa.
Tháp Phước Duyên
Chùa Thiên Mụ nhìn từ Sông Hương
Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt- Chùa Búp Tháp (Bắc Ninh
Tượng phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt
Đáng chú ý nhất ở chùa là tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay nổi tiếng do nhà điêu khắc họ Trương tạc năm 1656. Tượng cao 3,7 m, ngang 2,1 m, dày 1,15 m. Cánh tay xa nhất có chiều dài là 200 cm. Tượng có 11 đầu, 42 tay lớn và 952 tay dài ngắn khác nhau. Tính từ đài sen lên, tượng cao 235 cm. Đầu rồng đội tòa sen cao 30 cm, bệ tượng cao 54 cm. Đây được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng - nghệ thuật làm nổi bật triết lý nhà Phật bằng thứ ngôn ngữ tạo hình hàm súc. Phật ngồi trên toà sen hồng qua bệ tượng hình vuông được trang trí bằng những nét chạm khắc cổ với dáng hành đạo, thư thái, đôi mắt quảng đại như bao quát cả không gian vũ trụ. Ở đây có nhiều mô tip quen thuộc được trang trí ở chùa Việt Nam như hoa lá, cây cảnh cùng các con vật - trong đó có rồng - ngư với viên ngọc; lân với quả cầu; quạt hai vòng tròn, sóng nước, hoa sen,... Tượng Quan Âm hai tay chắp trước ngực, hai tay để trên đùi với những ngón tay đan chéo biểu tượng cho dáng hành đạo và nhập định; các chùm tay để trần từ sườn, vai, lưng, trên người; những tay được xếp vòng tròn từ lớn đến nhỏ hướng vào tâm (ngay sau gáy Phật) trong lòng mỗi bàn tay lại hiện lên một con mắt. Nhìn tổng thể tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay như những vòng hào quang toả ra từ tâm điểm.
Các vị La Hán ở Chùa Tây Phương (Hà Tây)
Các vị La Hán ở Chùa Tây Phương (Hà Tây)
III. NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC:
1. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật dân gian được hình thành…

Điêu khắc trang trí đình làng thực sự là cuốn biên niên sử về làng xã đồng bằng Bắc Bộ mấy trăm năm qua. Các hoạt cảnh của những phù điêu đình làng Bắc Bộ đã làm hiển hiện trước mắt chúng ta cuộc sống của những người nông dân Bắc Bộ. Đề tài phản ánh hiện thực khá phong phú đa dạng. Hoạt động của đời sống thường nhật của những người nông dân dường như vẫn xôn xao, cuồn cuộn sống động trong những ngôi đình làng còn tồn tại đến ngày nay.

Các sinh hoạt của muôn mặt đời thường như: cho con bú, tắm đầm sen, uống rượu, đánh cờ, đá cầu, cho lợn ăn, đi săn, đánh hổ, đi cày, đánh vật, chải tóc, gãi chân cho nhau... đến cảnh quan quân cướp bóc dân lành, phạt vạ, táng mả hàm rồng, vinh quy bái tổ, hội làng... đều được người nghệ sỹ nông dân đưa vào các bức chạm khắc một cách hồn nhiên, làm cho người ta có cảm tưởng cuộc sống chạy thẳng vào tác phẩm chạm khắc, mà không tuân theo một quy định nào về nghệ thuật, quan điểm, thẩm mỹ.

III. NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC:
1. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật sân khấu phát triển cả Đàng Trong và Đàng Ngoài…
- Các điệu dân ca: hát quan họ, hò, vè…
III. NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC:
2. Khoa học- kỹ thuật:
- Đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực: Sử học, Địa Lý, Quân sự, Triết học, y học…
- Kĩ thuật: đúc súng đại bác, đóng thuyền chiến, xây thành lũy…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trí Thức
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)