Bài 24. Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI-XVIII

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hương Lan | Ngày 10/05/2019 | 74

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI-XVIII thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

LỊCH SỬ 10
CHUYÊN ĐỀ
Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
Chủ đề: Tư tưởng, tôn giáo từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
I.Tư tưởng, tôn giáo từ thế kỉ X-XV.
- Nho giáo:+Do Khổng Tử sáng lập
+Du nhập vào nước ta từ thời Bắc Thuộc
+XV: Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, là hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến thống trị:“ Tam cương, Ngũ thường.”
+Nó chi phối nội dung giáo dục và thi cử.

Khổng Tử
Cuốn sách Nho giáo ở Việt Nam
Khổng Tử (hay Khổng Phu Tử)Là danh hiệu tôn kính của hậu thế cho Khổng Khâu (hay Khổng Khưu) sinh ngày 27/8/551 TCN mất ngày 11/4/479 TCN tự là Trọng Ni. Ông được suy tôn là nhà khai sáng nho giáo đồng thời là giảng sư và triết gia bậc nhất cõi Á Đông. Trí tuệ và công đức của Khổng Tử được đúc kết trong mỹ tự Vạn thế sư biểu hoặc Đại thành chí thánh tiên sư.
Nho giáo Việt Nam
Nho giáo được xem là hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài xã hộiViệt Nam, đóng góp to lớn vào việc tổ chức nhà nước, duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế, sáng tác văn học trong các triều đại quân chủ như nhà Lý, Trần, Lê, Nguyễn,… Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Việt Nam sâu sắc đến mức được xem là nền tảng của nền văn minh ở Việt Nam.
- Phật giáo:+Do Sa-ky-a Mu-ni sáng lập
+Du nhập vào nước ta thời bắc thuộc.
+XI-XIV: Phật giáo trở thành “quốc giáo”
+Phật giáo ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống, chính trị, tài chính.

Tượng phật Thích ca mâu ni
Chùa Một Cột
Chùa Một Cột (hay Chùa Mật, Nhất Trụ tháp, Diên Hựu tự, Liên Hoa đài) là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam, ngôi chùa như một bông hoa sen ở giữa hồ.
Chùa Bái Đính nằm trên địa bàn xã Gia Sinh-Gia Viễn- Ninh Bình, trên diện tích 539 ha, là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục Châu Á và Việt Nam xác lập: Chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất Châu á, Chùa có hành lang La Hán dài nhất Châu Á, chùa có tượng Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á,…
-Đạo giáo:Không phổ cập và hòa vào các tín ngưỡng dân gian một số Đạo quán được xây dựng.
=>Xuất hiện hiện tượng “Tam giáo đồng nguyên”
Từ thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy dần. Thời Lê sơ Nho giáo chiếm vị trí độc tôn và duy trì đến cuối thế kỉ XIX.
II. Tư tưởng tôn giáo từ thế kỉ XVI-XIX.
-Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.
-Phật giáo và Đạo giáo có điều kiện khôi phục.
-Nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc chuông, tô tượng.
-Từ XVI-XVIII đạo Thiên Chúa xuất hiện ở nước ta và được truyền bá rộng rãi, nhưng lại bị nhà nước phong kiến cấm đoán.
-Tín ngưỡng truyền thống được phát huy: thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng dân tộc.
=>Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.
Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ( hay chùa Linh Mụ), là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương. Chùa chính thức khởi lập năm Tân Sửu(1601), vào thời vị chúa Nguyễn đầu tiên của Đàng Trong.
Tượng quan âm nghìn tay nghìn mắt
Tượng La Hán chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương(Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội) được coi là nơi quy tụ những kiệt tác điêu khắc Phật giáo Việt Nam. Trong đó, bộ tượng 18 vị la hán chùa Tây Phương đã trở thành tác phẩm kinh điển của nền nghệ thuật Việt Nam.
Đạo Thiên Chúa
Thiên chúa giáo do đức chúa Jesu mở ra ở nước Do Thái cách đây khoảng 2000 năm. Sau đó bị phân chia thành nhiều Giáo hội, người ta dùng thuật ngữ Công giáo để chỉ Giáo hội La Mã để phân biệt với các Giáo hội khác.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hương Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)