Bài 24. Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI-XVIII

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Cương | Ngày 10/05/2019 | 66

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI-XVIII thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

TÌNH HÌNH VĂN HÓA
Ở CÁC THẾ KỶ XVI-XVIII
Bài 24:
Bài 24: TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC THẾ KỶ XVI-XVIII
I/ Về tư tưởng, tôn giáo:
II/ Phát triển giáo dục và văn học:
1/ Giáo dục:
2/ Văn học:
III/ Nghệ thuật và khoa học kỹ thuật:
1/ Nghệ thuật:
2/ Khoa học kỹ thuật:
I/ Về tư tưởng, tôn giáo:

Tình hình
tôn giáo thế kỷ X - XV phát triển như
thế nào?
2. Phật giáo
3. Đạo giáo
1. Nho giáo
4. Thiên chúa
Thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.
Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.
Thế kỷ XVI - XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.
Tín ngưỡng truyền thống phát huy:Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hung hào kiệt.
Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.
II/ Phát triển giáo dục và văn học:

Thảo luận nhóm

N1:Giáo dục thời kỳ này như thế nào? Em có nhận xét chung gì
về tình hình giáo dục nước ta thế kỷ
XVI - XVIII?
N2: Văn học ở thế kỷ XVI - XVIII có những thành tựu gì? Em có nhận xét gì về những thành tựu đó
II/ Phát triển giáo dục và văn học:
1/ Giáo dục:
-Giáo dục Nho học tiếp tục phát triển:
+Nhà Mạc tiếp tục tổ chức đều đặn các kỳ thi để tuyển chọn nhân tài.
+Ở Đàng Ngoài: tiếp tục tổ chức thi cử như thời Lê sơ nhưng chất lượng giảm sút.
+Ở Đàng Trong: năm 1646 chúa Nguyễn mở khoa thi đầu tiên.
+Thời Quang Trung: chấn chỉnh giáo dục, chữ Nôm thành chữ viết chính thống.
-Nội dung giáo dục chủ yếu vẫn là kinh sử.
2/ Văn học:
-Văn học chữ Hán mất dần vị thế.
-Văn học chữ Nôm phát triển, nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ…
-Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại: ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện dân gian,…
=>thể hiện tâm tư nguyện vọng của nhân dân về cuộc sống tự do, ca ngợi quê hương.








Các nhà thơ Nôm tiêu biểu:
2. Văn học.
Nguyễn Bỉnh Khiêm
(1491-1585)
Đào Duy Từ
(1572-1634)
Phùng khắc Khoan
(1528-1613)
2) văn học.









Các tác phẩm tiêu biểu:
III) Nghệ thuật và khoa học – kỉ thuật
a) Nghệ thuật:
Nghệ thuật thời kỳ này phát triển như thế nào?
III – Nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật.
Nghệ thuật.

*) Kiến trúc, điêu khắc:
Tiếp tục phát triển với các công trình có giá trị: chùa Thiên mụ ( Huế), tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp( Bắc Ninh) , các tượng La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Tây)….
*) Nghệ thuật dân gian được hình thành : chạm khắc trên các vì, kèo ở đình làng…
Trình độ nghệ thuật đơn giản nhưng phản ánh được cuộc sống của thường dân
Bài 24 TÌNH HÌNH VĂN HOÁ Ở CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII


Chùa Thiên mụ (Huế)
Chùa Tây Phương ( Hà Tây)
Tượng Phật Bà Quan Âm
(chùa Bút Tháp – Bắc Ninh)
Tượng La Hán chùa Tây Phương
Điêu khắc dân gian
*) Nghệ thuật sân khấu: phát triển ở cả Đàng Ngoài, Đàng Trong
- Nhiều làng có phường tuồng, phường chèo
- Phổ biến các làn điệu dân ca mang tính địa phương
Khoa học kỹ thuật:
-Khoa học: có nhiều thành tựu về sử học, địa lý, quân sự, triết học, y học…
-Kỹ thuật phát triển phục vụ nhu cầu quốc phòng: súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành lũy,…
Hình thành khá lâu đời, do cộng đồng người Việt ở 49 làng quan họ và các làng lân cận ở Bắc Ninh và Bắc Giang sáng tạo nên.
Là lối hát đối đáp nam- nữ, thường biểu diễn trong các lễ hội vào mùa xuân, mùa thu hoặc khi có bạn bè.
Mỗi làng quan họ có lễ hội riêng, quan họ tồn tại song hành cùng lễ hội làng ( Hội Lim là lễ hội lớn nhất)
30.9.2009, Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại
Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Hát xoan Phú Thọ
- Là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố (nhạc, hát, múa), còn có tên gọi khác là Hát cửa đình.
- Bắt nguồn từ nghi lễ hát thờ các vua Hùng, thường được biểu diễn vào dịp đàu xuân. Đến nay, hát xoan đã trở thành một trong những nét sinh hoạt độc đáo của người dân ở tỉnh Phú Thọ.
- 24.11.2011, hát xoan- Phú Thọ được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Hát Then
Là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng, mang màu sắc tín ngưỡng thuật lại cuộc hành trình lên thiên giới để cầu xin Ngọc hoàng giải quyết một vấn đề gì đó cho gia chủ.
Lối hát theo hình thức diễn xướng tổng hợp ca nhạc (đàn Tính, múa, diễn) với nhiều tình huống khác nhau. Âm nhạc đàn Tính là yếu tố xuyên suốt cuộc hát.
Phổ biến chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Tuyên Quang,Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Lạng Sơn và ở một số nơi người Tày, Nùng di cư đến
Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười
Có của thì hơn hết mọi lời
Trước đến tay không, nào thốt hỏi?
Sau vào gánh nặng lại vui cười
Anh anh, chú chú, mừng hơ hải
Rượu rượu, chè chè, thết tả tơi
Người, của lấy cân ta thử nhắc
Mới hay rằng của nặng hơn người.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Trăm quan thì được tước hầu
Mười quan tước bá, ai nào kém ai.
(Ca dao)
-Những câu ca dao hát giao duyên:
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng
Ước gì anh cưới được nàng
Anh sẽ mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
(Ca dao)
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.
………………………………….
(Ca dao)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Cương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)