Bài 24. Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI-XVIII

Chia sẻ bởi Bùi Thu Hoài | Ngày 10/05/2019 | 70

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI-XVIII thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

XIN CHÀO
QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM!!!
TIẾT 30 – BÀI 24
TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC THẾ KỶ
XVI - XVIII
CHÙA THIÊN MỤ
CHÙA KIM LIÊN
(LÀNG NGHI TÀM, QUẬN TÂY HỒ)
CHÙA KEO (THÁI BÌNH)
I.VỀ TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO
1. Về tôn giáo
- Nho giáo suy thoái
- Phật giáo và Đạo giáo có điều kiện khôi phục vị trí
- Đạo Thiên Chúa giáo du nhập vào nước ta
→ Tôn giáo ngày càng đa dạng và phong phú trong đời sống nhân dân 
2. Văn hóa
- Thế kỷ XVII chữ Quốc Ngữ ra đời.
- Một nếp sống văn hóa riêng trên cơ sở hòa nhập nền văn hóa cổ truyền.
→ Đóng góp cho nền văn hóa Việt Nam sau này
 3.Tín ngưỡng truyền thống
- Tín ngưỡng truyền thống được phát huy
 → Đời sống tinh thần của nhân dân ta ngày càng phong phú.
Alexandrede hodes là một giáo sĩ người Pháp đã đến truyền đạo ở nước ta vào năm 1627. Ông là tác giả của cuốn từ điển Việt – Bồ Latinh, cuốn từ điển đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc Ngữ theo mẫu tự Latinh
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ nổi tiếng với tập thơ Nôm: “Bạch vân am thi tập” gồm hàng nghìn bài thơ vừa Hán vừa Nôm, nói lên thái độ của tác giả trước cảnh thay đổi của xã hội.
ĐÀO DUY TỪ
Đào Duy Từ là nhà quân sự, nhà thơ và nhà văn hóa, danh thần thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Ông là người thiết kế và xây dựng 2 công trình phòng thủ quan trọng là Lũy Trường Dục và Lũy Thầy ở Quảng Bình. Ông còn là tác giả của bộ sách về nghệ thuật quân sự Hổ trướng khu cơ.
II. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC
1. Giáo dục
- Nhà Mạc: giáo dục phát triển.
- Thời Lê – Trịnh: giáo dục được mở rộng nhưng chất lượng không cao.
- Nhà Nguyễn: 1646 tổ chức khoa thi đầu tiên.
- Thời Quang Trung: Chấn chỉnh giáo dục.
→ Giáo dục phát triển nhưng chất lượng chưa cao
-Nội dung chủ yếu là kinh sử, chưa chú ý đến các môn khoa học tự nhiên.
  2. Văn học
- Văn học chữ Hán có sự giảm sút
- Văn học chữ Nôm phát triển với nhiều nhà thơ nôm nổi tiếng
- Văn học dân gian nở rộ với nhiều thể loại ca dao, tục ngữ…

Phát triển: Chùa Thiên Mụ; tượng Phật Bà Quan Âm ,nghìn tay, nghìn mắt, các vị La hán
Cảnh sinh hoạt thường ngày được khắc trên các ví, kèo của ngôi đình làng như đi cày, đi bừa, đấu vật
Nhiều làng có phường tuồng, phường chèo. Các làn điệu dân ca như: quan họ, hát dặm, hò, ví…
Niên biểu về thành tựu của nghệ thuật trong các thế kỷ XVI - XVIII
Niên biểu về thành tựu của khoa học – kỹ thuật ở thế kỷ XVI - XVIII
Ô châu cận lục, Phủ biên tạp lục …
Tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư
Tập Hổ trướng khu cơ
Sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn
Kĩ thuật đúc súng, làm đồng hồ…
Bộ sách Y dược của Lê Hữu Trác...
Lĩnh vực
Khoa học
Kĩ thuật
Sử học
Địa lý
Quân sự
Triết học
Y học
Thành tựu
Câu 1: Những biểu hiện nào chứng tỏ trong thế kỉ XVI - XVIII, Phật giáo, Đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian khác được phục hồi và phát triển?
A. Tư tưởng Nho giáo suy đồi, mất vị trí độc tôn.
B. Các công trình kiến trúc, chùa chiền đền miếu, am, quán được khôi phục.
C. Các tăng sư và đạo sĩ được tham gia bàn công việc triều chính.
D. Đạo Thiên chúa được truyền bá rộng rãi.

CÂU HỎI CỦNG CỐ
Câu 2: Nếp sống văn hóa riêng của người Việt trong giai đoạn này được hình thành trên cơ sở nào?
A. Tiếp thu tư tưởng bên ngoài và hòa nhập với nền văn hóa cổ truyền.
B. Những quy định của triều đình phong kiến.
C. Sự du nhập của văn hóa Trung Hoa và nền văn hóa Ấn Độ.
D. Thông qua hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây.
Câu 3: Tác giả của Cung oán ngâm khúc là ai?
A. Hồ Xuân Hương.
B. Đặng Trần Côn.
C. Đoàn Thị Điểm.
D. Nguyễn Gia Thiều.
Câu 4: Ai là tác giả của tập sách về quân sự "Hổ trướng khu cơ"?
A. Lê Quý Đôn.
B. Phùng Khắc Khoan.
C. Đào Duy Từ.
D. Nguyễn Bỉnh Khiêm.


Học bài cũ và trả lời câu hỏi:
1. Trình bày những nét chính về tư tưởng, tôn giáo nước ta trong những thế kỉ XVI –XVIII?
2. Nêu những thành tựu và đặc điểm của văn học Việt Nam ở các thế ki XVI – XVIII?
Đọc trước bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễ (Nửa đầu thế kỷ XIX)
+ Tìm bản đồ Việt Nam thời Minh Mạng.
+ Sưu tầm 1 số tranh ảnh về kinh thành Huế, tranh dân gian…
DẶN DÒ VỀ NHÀ
CÁC VỊ LA HÁN
CHÙA TÂY PHƯƠNG
( HÀ TÂY)
Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương.
Há chẳng phải đây là xứ Phật,
Mà sao ai nấy mặt đau thương ?

Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay.

Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát, tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi.

Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe từa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn....


Các vị ngồi đây trong lặng yên
Mà nghe giông bão nổ trăm miền
Như từ vực thẳm đời nhân loại
Bóng tối đùn ra trận gió đen.

Mỗi người một vẻ, mặt con người
Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời
Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã
Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.

Mặt cúi nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.

Có thực trên đường tu đến Phật
Trần gian tìm cởi áo trầm luân
Bấy nhiêu quằn quại run lần chót
Các vị đau theo lòng chúng nhân ?


CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG
Nào đâu, bác thợ cả xưa đâu ?
Sống lại cho tôi hỏi một câu:
Bác tạc bấy nhiêu hình khô hạnh
Thật chăng chuyện Phật kể cho nhau ?

Hay bấy nhiêu hồn trong gió bão
Bấy nhiêu tâm sự, bấy nhiêu đời
Là cha ông đó bằng xương máu
Đã khổ, không yên cả đứng ngồi.

Cha ông năm tháng đè lưng nặng
Những bạn đương thời của Nguyễn Du
Nung nấu tâm can vò võ trán
Đau đời có cứu được đời đâu.

Đứt ruột cha ông trong cái thuở
Cuộc sống giậm chân hoài một chỗ
Bao nhiêu hi vọng thúc bên sườn
Héo tựa mầm non thiếu ánh dương
.
Hoàng hôn thế kỷ phủ bao la
Sờ soạng, cha ông tìm lối ra
Có phải thế mà trên mặt tượng
Nửa như khói ám, nửa sương tà.

Các vị La Hán chùa Tây Phương!
Hôm nay xã hội đã lên đường
Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại
Xua bóng hoàng hôn, tản khói sương.

Cha ông yêu mến thời xưa cũ
Trần trụi đau thương bỗng hoá gần!
Những bước mất đi trong thớ gỗ
Về đây, tươi vạn dặm đường xuân.


Phật Bà
Quan Âm
nghìn mắt
nghìn tay

chùa Bút Tháp
(Bắc Ninh )
ĐIÊU KHẮC GỖ TRÊN VÌ, KÈO
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
(1720-1791) với bộ “Y tôn Tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học
Súng thần công kiểu phương Tây
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thu Hoài
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)