Bài 24. Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi

Chia sẻ bởi Tạ Thảo | Ngày 11/05/2019 | 245

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

Một số giống bò trên thế giới
Bò lai Sin
Bò Hà Lan
Bò rừng
Bò tót
Bò xám
….
Bò lai Sin
Thuộc nhóm bò Zebu, được lai từ bò vàng Việt Nam với bò đực Sind dùng để cày kéo lấy thịt và sữa.
- Bò có lông màu vàng, vàng đậm hoặc vàng cánh dán, có nhiều đặc điểm gần giống như bò Sin.
- Khối lượng bò cái trưởng thành 270-280kg, bò đực 400-450kg. Sản lượng sữa 1200-1400kg/chu kỳ 240-270 ngày, tỷ lệ mỡ sữa 5-5,5%. Tỷ lệ thịt xẻ 48-49%.Bê sơ sinh nặng 18-22kg, so với bò vàng Việt Nam, bò lai Sind có khối lượng tăng 30-35%, sản lượng sữa tăng gấp 2 lần , tỷ lệ thịt xẻ tăng 5%.

- Dùng bò đực lai Sind lai với bò vàng Việt Nam cũng có thể nâng cao tầm vóc, khối lượng và khả năng sản xuất của đàn bò địa phương. Bò lai Sin có khả năng thích nghi rộng rãi ở mọi miền đất nước.

Bò Hà Lan:Là giống bò sữa chuyên dụng, cao sản của Hà Lan. có lông màu lang trắng đen hoặc đen hoàn toàn.
Có 6 vùng trắng ở trán đuôi và 4 chân. Một số ít có màu lông đỏ trắng.
Bò có kết cấu ngoại hình tiêu biểu của giống cho sữa. 2/3 phía sau phát triển hơn phía trước (hình nêm cối).
Bầu vú to, tĩnh mạch nổi rõ.
Thân hình cân đối. Ngực sâu, bụng có dung tích lớn.
Da mỏng, lông mịn, tính hiền lành.


- Bò hà lan gốc xứ lạnh, u vai thấp, da có đốm màu thường là trắng , đen cho sữa nhiều nhưng không phù hợp khí hậu VN nên dễ bệnh.


. Loại này rất tốt cho sữa trung bình, sức chịu đựng cao chống bệnh tốt. Lai giữa đực hà lan và cái lai sin cũng cho ra tổ hợp tốt. Những thế hệ F2,F3 do phối lại với Ha lan thường cho sữa cao, bầu vú lớn, nhưng sức chống bệnh kém.
Giống nội địa
Bò vàng Việt Nam
Bò Brahman
Bò sahiwal
Bò Brahman có màu lông trắng xám hoặc trắng ghi. Bò có ngoại hình thể chất chắc chắn, khoẻ mạnh, hệ cơ phát triển, u vai phát triển, tai to và cụp xuống.
Là giống bò thịt nhiệt đới, được nuôi rộng rãi ở tất cả các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Khối lượng trưởng thành: Bò cái 380kg, bò đực 600-650kg, năng suất sữa thấp:600-700kg/chu kỳ. Khối lượng bê sơ sinh 23-24kg. Tỷ lệ xẻ 52,5%.
Ngoài Bradman màu trắng, người ta cũng đã chọn lọc được các dòng Bradman màu đỏ.
Ngoài 3 giống trên, ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam trước đây còn dùng giống Ongole để lai tạo với bò vàng. Đây là một giống kiêm dụng thịt sữa, nguồn gốc ở ấn Độ.
Bò có màu trắng xám, xám tro-năng suất sữa 1.500kg/chu kỳ-tầm vóc tương tự bò Sind, Sahiwal.
Giống nhập nội
Có nguồn gốc từ huyện Sahiwal bang Phunjab (Pakistan), được nuôi rộng rãi ở các nước Pakistan, ấn độ, Châu Phi, Châu á, Mỹ la tinh
Là giống bò kiêm dụng sữa thịt, Sahiwal được coi là giống bò cho sữa tốt nhất trong các giống bò Zêbu.
Bò có màu vàng sẫm hoặc màu vàng hơi đỏ tối, một số có màu vàng như bò Việt Nam
Thể chất chắc chắn, ngoại hình đẹp
Giống nhập nội
Bò xám
Bò brahman đỏ
Cỡ lớn. Dài thân 2100 - 2225mm, dài đuôi 1000 - 1100mm. Sừng to từng gốc sừng nghiêng về phía sau, mút sừng nhọn uốn cong về phía trước. Yếm cổ khá rộng kéo dài xuống ngang queo.
Toàn thân màu xám. bốn chân từ kheo trở xuống có màu trắng.
Bò xám kiếm thức ăn ở ven rừng, thức ăn là cỏ, lá cây rừng, măng tre, nứa.
Người ta nhận thấy bò con thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1. Thời gian có chửa 9 tháng. Mỗi năm một lứa, mỗi lứa 1 con.
Bò xám sống ở rừng già, rừng thưa, rừng khộp.
Sống thành từng nhóm 3 - 4 con lẫn với các đàn bò rừng, bò tót hoặc sống thành từng đàn từ 4 - 20 con.
Thú đặc hữu của một số nước Đông nam Á. Nguồn gen qúy, hiếm.
Trong tương lai có thể dùng bò xám lai tạo với các giống bò khác để tạo giống bò có sức sống tốt, năng xuất cao
Bò lai charolais
Bò sind đỏ
Nguồn gốc từ tỉnh Sind (Pakistan) là giống bò kiêm dụng thịt sữa
Màu đặc trưng của chúng là màu đỏ cánh gián nhưng cũng có thể có một số cá thể có những mảng đen ở dọc lưng, hai bên cổ hoặc có thể có một vài đốm trắng nhỏ cũng có thể được chấp nhận.
Giống nhập nội
- Bò sind gốc ấn tầm vóc to khỏe, màu hung, vai u, sức chịu đựng tốt phù hợp với khí hậu VN xưa dùng làm sức kéo, cho sữa ít nhưng lượng chất khô cao, giá trị dinh dưỡng cao
Là một trong những giống bò Zebu được ưa chuộng,Giống bò này kiêm dụng cho thịt, sữa và cày kéo, lông có màu đỏ cánh gián, nâu thẫm.
Bò có thân hình ngắn chân cao mình lép, bò đực có u vai rất cao, đầu to, trán gồ rộng, sừng ngắn, cổ ngắn vạm vỡ ngực sâu không nở.
Bò cái đầu và cổ nhỏ hơn, phần sau phát triển hơn phần trước; vú phát triển, núm vú to, dài, tĩnh mạch nổi rõ.
- Khối lượng bò cái trưởng thành 350-400kg, bò đực 500-550kg. Sản lượng sữa 1400-1500kg/chu kỳ 305 ngày. Giao động trong khoảng 1400-2100kg. Tỷ lệ mỡ trong sữa 4,0-4,5%.
Bò sind được  nhập vào Việt Nam từ những năm 1923 -1924, được nuôi ở Ba Vì dùng để lai tạo và nâng cao tầm vóc, khối lượng, khả năng cày kéo, cho sữa, thịt của giống bò vàng Việt Nam.

Là kết quả lai kinh tế giữa đực giống charolais với bò cái lai Sind để tạo đàn bò lai F1 nuôi lấy thịt.
Đây là phẩm giống có tỷ lệ thịt xẻ cao.
- Bê lai Charolais nuôi ở Nông trường Đồng Giao đến 22 tháng tuổi đạt 255 kg, tỷ lệ thịt xẻ 49,8%, nuôi ở Nông trường Hà Tang ( Gia Lai) đến 27 tháng tuổi đạt 293 - 300kg, tỷ lệ thịt xẻ 53,4%, so với bò nội tăng 9-10%.
Bò Hereford
có nguồn gốc từ Anh, là giống bò thịt nổi tiếng thế giới, có lông màu đỏ tươi, phần đầu mặt, 4 chân, chóp đuôi có màu trắng, đầu cổ ngắn, mông vai hông nở, chân thấp, da hơi thô.
Bò Simental
: là giống bò thịt nguồn gốc Thụy Sĩ, có lông đỏ nâu và trắng, đầu ngực chân có màu trắng. Con đực nặng 1 tấn, con cái nặng 750kg. Bò Simental cũng cho sữa với năng suất khá cao.
- Bò Santagertrudis: là giống bò chuyên dụng thịt của Mỹ, có màu lông đỏ sẫm đậm nhạt khác nhau, lông mịn, ngực sâu rộng, da mỏng.
- Bò Limousine: là giống bò chuyên dụng thịt của Pháp, có lông màu đỏ thẫm.
- Bò Shorthorn: là giống bò thịt của Anh, có sừng ngắn, lông màu trắng, đầu cổ ngắn, trán rộng, vai mông phát triển.
Một số loại bệnh thường gặp ở bò
Bệnh viêm màng phổi
Bệnh nhiệt thán
Lỡ mồm long móng
Lao bò
Tụ huyết trùng
….

Bệnh viêm màng phổi

Triệu chứng:

Thân nhiệt gia đột ngột tăng cao, bỏ ăn, lượng sữa giảm ở bò cho sữa.
Bò thở nhanh và sâu, sau đó ho thường xuyên, cuối cùng là ho khô, có dịch mủ.
Quá trình diễn tiến bệnh là bò tỏ vẻ đau đớn khi hít vào và thở ra.
Tư thế điển hình của bệnh thể hiện qua: Đầu cúi thấp hơn, lưng cong hình vòm, các điểm khớp khuỷu dạng xa để giãn rộng lồng ngực, mồm há to để dễ thở.
Bệnh tích: Viêm dính phổi màng phổi, có sợi tơ huyết : Lượng lớn dịch tiết màu vàng hay đục trong xoang ngực đông (có khi đến 30 lít) hình thành các khối tơ huyết to.
Màng phổi dầy và viêm sưng với các sợi tơ.
Phù nề ứ dịch giữa các tiểu thùy, hiện tượng hoa vân xuất hiện do sự gan hóa, mảnh mục rữa với các mô hoại tử màu nâu xung quanh các ổ xơ.
Bệnh lỡ mồm long móng
Khi nhiễm bệnh, nhiệt độ cơ thể của gia súc khá cao (khoảng 40°C), gia súc trở nên kém ăn, ủ rũ, tiết nước bọt nhiều và nhiễu xuống; ở vùng miệng (miệng, lợi và lưỡi), vùng chân (kẽ móng và bờ móng chân) và vú xuất hiện các mụn nước chứa dịch màu vàng nhạt. Trong vòng 24 giờ, mụn nước sẽ tự vỡ, làm bờ móng sưng đau dẫn tới con vật đi lại khó khăn, phải nằm một chỗ. Nếu bệnh phát triển mạnh, khoảng từ 5 đến 6 ngày, con vật sẽ yếu, khó thở và chết
Bệnh lỡ mồm long móng
Bênh tụ huyết trùng
Bệnh thường ở thể cấp tính đối với bò,, thể hiện không nhai lại, mệt nhọc, sốt cao đột ngột 40-42oC; nước mắt, mũi chảy liên tục; niêm mạc mắt, mồm, mũi, tổ chức dưới da có tụ huyết đỏ sẫm; tối xám. Hạch lâm ba sưng, nhất là ở hầu sưng rất to, gia súc phải lè lưỡi ra, thở khó
Bò bệnh thở mạnh và khó do màng phổi viêm, tràn dịch, tụ huyết, viêm phổi cấp. Một số trâu bò bị thể đường ruột thì chùm hạch ruột to có xuất huyết, niêm mạc ruột tụ, xuất huyết nặng, tróc ra, tiêu chảy dữ dội, phân lẫn máu.

Nếu bệnh ác tính thì đột nhiên bò sốt cao 41-42oC, hung dữ, điên cuồng, đập đầu vào chuồng, chết nhanh trong 24 giờ.
Gia súc bệnh không chết sẽ chuyển ra mãn tính, ruột viêm lúc ỉa chảy, lúc táo bón, viêm khớp, viêm phế quản và phổi mãn tính. Trong vài tuần, gia súc có thể khỏi bệnh nhưng thường gầy rạc.
Lúc gần chết, trâu bò bệnh nằm liệt, đái ra máu, thở rất khó, xuất huyết ở các niêm mạc. Diễn biến bệnh trong 3 ngày-5 ngày, chết đến 90-100%, nếu nhiễm trùng máu chết nhanh hơn trong 1-1,5 ngày.

Bệnh nhiệt thán
Triệu chứng Bệnh bao gồm các thể sau:
  -    Thể quá cấp tính: Bệnh xảy ra nhanh, thú đột ngột run rẩy, hai bên má hơi sưng, khó thở, bỏ ăn và đổ mồ hôi, gia súc sốt cao 40,5oC – 42,5oC, nghiến răng lè lưỡi, mắt đỏ, co giật, mê man, thú quỵ xuống
  -    Thể cấp tính: sốt cao 40-42oC, mệt mỏi, thở khó và nhanh, nhu động ruột, dạ cỏ giảm, niêm mạc đỏ thẩm, tiêu chảy hoặc kiết, phân đen có lẫn máu, nước tiểu có máu. Xung huyết và xuất huyết niêm mạc bên ngoài, mồm mũi có bọt hồng lẫn máu, hầu ngực bị sưng.


-    Thể bán cấp tính: bệnh tiến triển chậm hơn, thú sốt, ăn ít, những chỗ da mỏng sưng lên, niêm mạc mắt mũi hậu môn đỏ, nhu động dạ cỏ yếu, chảy máu mũi và mắt
-    Thể ngoài da: Xuất huyết ở cổ. Ngực sưng và phù cục bộ, ban đầu đau, ung thối, sau thành mụn loét đỏ chảy nước màu vàng đỏ
Bệnh tích
  -    Thú chết đột ngột, bụng chướng to, lòi đơm, hậu môn có phân lẫn máu đen chảy ra từ các lổ tự nhiên.
  -    Xác chết mau chóng bị thối, xuất huyết máu đen khắp cơ thể, nhất là vùng phổi và màng bụng, máu không đông khi cắt mạch máu, niêm dạ múi khế bị viêm rất nặng cũng như ở ruột non và ruột già. Lách sưng to màu đen mềm nhũng dễ bị vỡ, nhu mô lách gần như lỏng ra và đen sẫm.
Bệnh dịch tả
Triệu chứng:
Ở 4 thể: Quá cấp tính, cấp tính, ngoài da và mãn tính.
+Thể quá cấp tính: bò chưa thể hiện đầy đủ các triệu chứng lâm sàng đặc trưng, thường mới thấy các niêm mạc xung huyết đỏ sẫm, chưa tiêu chảy nên còn gọi là " thể dịch tả khô
+ Thể cấp tính: Niêm mạc mắt đỏ sẫm, có chấm xuất huyết, nước mắt và dử ghèn chảy liên tục. Niêm mạc mũi và miệng viêm đỏ hay tím nhạt, có xuất huyết đỏ ở lợi và răng, chân răng, bên trong má, mặt dưới lưỡi và hầu
+ Thể mãn tính: Thể này nhẹ, kiệt sức, suy nhược, thở dốc kèm theo những cơn ho, lông dựng đứng,đi lai xiêu vẹo. con vật khi táo bón, khi tiêu chảy, kéo dài hàng tháng.
+ Thể ngoài da: Con vật đầu tiên cũng bị loét niêm mạc mồm, mũi, ỉa chảy, sau đó ỉa lỏng giảm dần, bắt đầu xuất hiện những mụn nhỏ như đầu kim, mụn đỏ, có mủ, sau vài ngày vỡ ra, đóng vảy; vảy tróc ra 
Bệnh tích
- Các niêm mạc miệng, mũi có tụ máu đỏ và những nốt loét nhỏ như hạt kê, hạt đỗ, phủ bựa màu vàng xám và có nhiều màu sắc.
- Trêm niêm mạc dạ múi khế và van hồi manh tràng
Bệnh viêm lóet da
Triệu chứng   Khi bị nhiễm khuẩn nặng, trâu, bò thường bị sốt, ăn kém hoặc bỏ ăn, đi lại khó khăn do đau đớn. Có trường hợp nhiễm trùng đường máu và có thể gây tử vong.
Bênh lao bò
bệnh lao biến chuyển rất chậm. Dấu hiệu chung chung là bò ốm đi, yếu sức, sốt nhiều ít không chừng, biếng ăn, mất cân và thỉnh thoảng hay ho từng cơn. Đôi khi vi khuẩn ngủ cả đời trong cơ thể mà không bao giờ gây thành bệnh cho con vật. Rất khó biết được là con vật đã mắc bệnh lao lúc nó đang còn sống.
Bệnh thường được phát hiện ra lúc con thú bị hạ thịt và được thú y sĩ khám tại lò sát sinh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tạ Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)