Bài 24. Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi

Chia sẻ bởi Đỗ Trần Vĩnh Lộc | Ngày 11/05/2019 | 131

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

THỰC HÀNH:
QUAN SÁT, NHẬN DẠNG NGOẠI HÌNH GIỐNG VẬT NUÔI
Bò vàng Việt Nam
Do có tầm vóc nhỏ bé nên thường được gọi là bò Cóc hay bò ta
Cơ thể thấp, mình ngắn và lép. Kích thước các chiều: cao vây: 95-110cm, dài thân chéo 113-120cm, vòng ngực 135-140cm. tỷ lệ thịt xẻ thấp, khoảng 40-42% và có sản lượng sữa rất thấp.Thịt ngon, nhưng do vân mỡ có rất ít nên khi nướng thịt bị cứng.
Bò lai Zebu
đặc điểm gần giống như bò Zebu: đầu hẹp, trán gồ, yếm và rốn rất phát triển, u vai cao và nổi rõ, mình ngắn, ngực sâu, mông dốc, bầu vú khá phát triển, đa số đuôi dài.
Bò BRAHMAN
Bò Brahman là giống bò nhiệt đới, lớn con, thân dài, lưng thẳng, chân trung bình đầu dài, cổ khá dài, tai to và sụp. Lông thường có màu xám nhạt nhưng đôi khi có màu đỏ, đen hay đốm trắng, yếm phát triển, Khi trưởng thành, bò đực cân nặng 700-900kg. bê 1 năm tuổi có thể đạt khối lượng 250-375kg.
Bò SAHIWAL
Bò Sahiwal là giống bò u của Pakistan. Bò có lông màu đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng đỏ. Ngoại hình giống như bò Sind nhưng u vai ở con đực thể hiện rõ hơn, bầu vú ở con cái phát triển hơn. Bò trưởng thành :con đực nặng 650-750kg
Giống bò lai Sind
Bò có lông màu vàng hoặc đỏ cánh gián. Ðầu dài, tai cụp, trán dô, yếm phát triển, u vai cao, lưng ngắn, ngực sâu, chân cao khỏe, bầu vú phát triển vừa phải,
Khối lượng bò đực trưởng thành 520 - 600 kg/con,.Tăng trưởng bình quân 0,5 – 0,6 kg/ngày (giai đoạn  0 - 6 tháng). Tỷ lệ thịt xẻ 48 - 50%.
Bò Hà Lan cho trung bình 50 lít, mỗi ngày, chu kỳ 300 ngày cho 10.000 – 15.000 lít, khi nhập vào những nước nhiệt đới như Việt Nam, cho mỗi ngày trung bình 15 lít, chu kỳ 300 ngày cho 3.600 – 4.000 lít
Lợn ỉ
Lông và da của lợn này có màuđen tuyền, đầu tương đối nhỏ, chân khá ngắn, tai đứng, mặt nhăn,
 lưng võng, bụng phệ, đuôi thẳng.. Lợn ỉ nái có 10 vú, 4-5 tháng tuổi đã động dục, khả năng sinh sản 8 - 10 con/nái/lứa. Lợn ỉ nuôi 8 tháng có thể đạt 50 - 60 kg/con.
Nhược điểm: nhỏ con, chậm lớn, ít nạc nhiều mỡ (tỉ lệ nạc thường chỉ đạt 36% trong khi mỡ lại chiếm đến 54%).
lợn Móng Cái
Lưng và mông màu đen, mảng đen ở hông kéo dài xuống nửa bụng bịt kín mông và hông có hình yên ngựa.
Lợn Landrace 
màu lông trắng, đầu nhỏ, dài, tai to dài rủ xuống kín mặt, tai cúp về phía trước, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai-lưng-mông-đùi rất phát triển, mông đùi to.
Các chỉ tiêu:
Trọng lượng trưởng thành 250 – 300 kg.
Tỷ lệ nạc từ 54 – 56%.
Quầy thịt có 65% nạc.
Thịt ngon, mềm, sớ cơ ít dai.
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng: 2,8 – 3,0 kg.
Đạt 100 kg khi được 160 – 170 ngày tuổi.
Số con đẻ trung bình 10-12/ổ.
Yorkshire
Nguồn gốc: Anh. Hiện phổ biến khắp nơi trên thế giới.
Ngoại hình: lông trắng, có thể có đốm đen, tai đứng. Mông đùi to, vai lớn. khung xương to, vững chắc.
Heo trưởng thành 300-400 kg.
Duroc trưởng thành con đực nặng tới 370 kg, con cái 250–280 kg.

tỷ lệ nạc thịt có thể 65%. Chúng tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. có khả năng tăng trọng từ 750-800 g/ngày
Tuổi đời: 3 - 4 tháng tuổi.

- Cân nặng: 20 - 25kg.
Một số giống gà nội địa được nuôi phổ biến hiện nay
1. Gà ri
- Đặc điểm: Gà ri là giống gà đẻ trứng nhỏ được nuôi rộng rãi ở Việt Nam.
- Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái: 1,2 – 1,8 kg; gà trống: 1,5 – 2,1 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 - 5 tháng. Sản lượng trứng bình thường (80 – 100 trứng/ năm).
2. Gà Đông Tảo
- Nguồn gốc: Tỉnh Hưng Yên Gà Đông Tảo là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam.
- Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái: 2,5 – 3,5 kg, gà trống: 3,5 – 4,5 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 - 5 tháng. Sản lượng trứng thấp (50 – 70 trứng/ năm). Gà mái bắt đầu đẻ lúc 5 – 7 tháng.
3. Gà ác
- Nguồn gốc: Phổ biến ở các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long và Miền Đông Nam Bộ
- Đặc điểm: Gà ác có tầm vóc nhỏ, lông xước màu trắng; da, thịt, xương, mỏ và chân đều đen. Chân có lông và 5 ngón (ngũ trảo
- Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành con mái: 0,5 – 0,6 kg, con trống: 0,7 – 0,8 kg.
Gà công nghiệp hay gà thịt công nghiệp là dạng gà thịt và được nuôi, chăm sóc, vỗ béo để chuẩn bị cho tiêu thụ thịt.
1. Giống Vịt cỏ
Nguồn gốc: Vịt cỏ thường gọi là vịt đàn, nuôi tập trung ven sông.
Khả năng sản xuất: Thân hình nhỏ, vịt trống 1,4-1,6kg, vịt mái 1,3-1,5kg nuôi thịt 70-75 ngày đạt 0,9-1,2kg, tỷ lệ thịt dưới 50%, ít mỡ, thực quản nhỏ và mỏng nên không vỗ béo được. Vịt có khả năng đẻ cao, 200-250 trứng/năm, trung bình 170-180 quả, khối lượng trứng 60-70g, tỷ lệ phôi cao.
2. Vịt Bầu Bến
Nguồn gốc: Ở miền Nam nhiều nơi gọi là vịt ta.
Đặc điểm ngoại hình: Cả hai loại vịt này đều có thân hình vững chắc, hình chữ nhật, đầu to hơi dài, cổ dài vừa phải, ngực rộng, sâu, chân thấp, đa số mỏ và chân là màu da cam (trên 80%), Vịt trống đạt 2,4-2,8kg, vịt mái lúc vào đẻ 2-2,4kg. sản lượng trứng 90-100 quả/mái/năm, trứng to 75-80g/quả.
3. Vịt Super M
Nguồn gốc: là giống vịt chuyên dụng thịt cao sản, nhập từ Anh năm 1989.
Khả năng sản xuất: Nuôi trong điều kiện của nước ta, vịt giống bố mẹ thành thục về tính lúc 24-26 tuần tuổi, vịt mái nặng 3-3,2kg, Vịt thịt 56 ngày tuổi đạt 2.8-3,1kg, thịt xẻ 74-76%, tiêu tốn thức ăn 2,77kg/kg thịt hơi, khối lượng trứng 82-85g/quả.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Trần Vĩnh Lộc
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)