Bài 24. Tạo giống bằng công nghệ tế bào

Chia sẻ bởi Vũ Thị Quế Thảo | Ngày 11/05/2019 | 113

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Tạo giống bằng công nghệ tế bào thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

TẠO GIỐNG BẰNG
CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
Bài 19
Khái niệm công nghệ tế bào:
Khái niệm công nghệ tế bào: phương pháp nuôi cấy mô hoặc tế bào trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo, tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với đầy đủ tính trạng của cơ thể gốc trở thành 1 ngành kĩ thuật, có qui trình xác định
I. Tạo giống thực vât
1. Nuôi cấy hạt phấn
*Cách tiến hành:
+ Cách 1: Gây lưỡng bội dòng tế bào 1n thành 2n rồi cho mọc thành cây 2n.

+ Cách 2: Cho dòng đơn bội mọc thành cây đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa thành cây 2n bằng đột biến đa bội.

Ưu điểm:

Có hiệu quả cao
Tạo được giống cây có năng suất cao, phẩm chất tốt.
Tạo được các giống cây đều thuần chủng với số lượng lớn, trong thời gian ngắn.
Thành tựu:
lúa chiêm có khả năng chịu lạnh
2. Nuôi cấy mô tế bào invitrô tạo mô sẹo
*Cách tiến hành
Lấy 1 phần cơ thể thực vật ( rễ, thân, lá,..)
Nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng tạo mô sẹo
Mô sẹo biệt hóa thành rễ, thân, lá
Tái sinh thành cây trưởng thành
Đưa ra đồng ruộng
Ưu điểm:
Kĩ thuật này cho phép tạo được trong một thời gian ngắn số lượng lớn các cây có cùng kiểu gen với cây ban đầu, có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích nghi với những điều kiện sinh thái nhất định, chống chịu được nhiều loại sâu bệnh. Bảo tồn nguồn gen quí hiếm khỏi bị tuyệt chủng.
Thành tựu:
Ở Việt Nam đã thành công ở các cây như khoai tây, mía, dứa và một số cây quý hiếm khác.
3. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị
Lúa chịu lạnh
Cà chua chịu hạn
Cách tiến hành:
- Chọn lọc dòng tế bào 2n mang đột biến gen, đột biến số lượng NST.
- Nuôi cây tế bào sinh dưỡng 2n trên môi trường nhân tạo, chúng sinh sản thành nhiều dòng tế bào có nhiều biến dị (biến dị dòng tế bào xôma).
Ưu điểm:
Được dùng để tạo nhiều giống cây trồng mới đa dạng về kiểu gen và kiểu hình của cùng một giống.
Thành tựu: Giống lúa DR2 chịu hạn, chịu nóng, năng suất cao được chọn từ dòng xôma có biến dị của giống CR203
4. Dung hợp tế bào trần
Ưu điểm:
Là phương pháp duy nhất tạo ra giống lai xa mà phương pháp lai hữu tính không thể thực hiện được. Tạo giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng cách tạo giống mới thông thường không thể làm được.
Thành tựu: Tạo được cây Pomato được lai từ tế bào khoai tây và cà chua.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Quế Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)