Bài 24. Tán sắc ánh sáng

Chia sẻ bởi Trần Bích Trâm | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Tán sắc ánh sáng thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG VII
TÍNH CHẤT SÓNG CỦA ÁNH SÁNG
Bài
HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC ÁNH SÁNG
Thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc
Tổng hợp ánh sáng trắng
Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng
Sự phụ thuộc của chiết suất của môi trường trong suốt vào màu sắc ánh sáng
I. THÍ NGHIỆM TÁN SẮC ÁNH SÁNG
Ánh sáng mặt trời
Chiếu một dải hẹp ánh sáng mặt trời (ánh sáng trắng) vào một lăng kính . Đặt màn sau lăng kính để hứng chùm sáng thì thấy một dải màu như cầu vồng, tia màu đỏ lệch ít nhất, tia màu tím lệch nhiều nhất.
EUREKA
Lăng kính có tác dụng gì với chùm sáng trắng vậy?
Như vậy, khi đi qua lăng kính, chùm sáng trắng không những bị khúc xạ về phía đáy lăng kính mà còn bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng.
SỰ TÁN SẮC ÁNH SÁNG
Dải có màu như cầu vồng gọi là quang phổ của ánh sáng trắng, nó có 7 màu chính là : đỏ, da cam, vàng, lục , lam, chàm, tím . Các màu biến đổi dần dần từ màu này sang màu khác.
SỰ TÁN SẮC ÁNH SÁNG
A
B
C
2
1
E
II. THÍ NGHIỆM VỀ ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC
Chùm sáng màu lục sau khi qua lăng kính vẫn là màu lục không bị tán sắc.Ta gọi đó là chùm sáng đơn sắc.
Vậy ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu nhất định gọi là màu đơn sắc.
Chùm sáng màu đỏ sau khi qua lăng kính vẫn là màu đỏ không bị tán sắc.Ta gọi đó là chùm sáng đơn sắc.
Có thể tách chùm sáng trắng thành các chùm sáng đơn sắc khác nhau. Tuy nhiên, liệu có tổng hợp các ánh sáng đơn sắc lại để được ánh sáng trắng hay không ?
???. . .
III. TỔNG HỢP ÁNH SÁNG TRẮNG
Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím
Ánh sáng mặt trời
HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC ÁNH SÁNG LÀ GÌ ?
A
B
C
2
1
E
ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC LÀ GÌ ?
ÁNH SÁNG TRẮNG LÀ GÌ ?
IV. SỰ PHỤ THUỘC CỦA CHIẾT SUẤT CỦA MÔI TRƯỜNG TRONG SUỐT VÀO MÀU SẮC ÁNH SÁNG
Chiết suất cuả một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau. Chiết suất đối với ánh sáng đỏ thì nhỏ nhất, đối với ánh sáng tím thì lớn nhất.
Ánh sáng đỏ
Ánh sáng vàng
Ánh sáng tím
Thủy tinh crao
1,5145
1,5170
1,5381
Nước
1,3311
1,3330
1,3428
V. ỨNG DỤNG
Hiện tượng tán sắc ánh sáng được ứng dụng trong các máy quang phổ để phân tích một chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc khác nhau.
Một số hiện tượng quang học trong khí quyển (cầu vồng, quầng v.v.) được giải thích bằng hiện tượng tán sắc ánh sáng do các giọt nước hay các tinh thể băng trong không khí gây ra.
Bài : TÁN SẮC ÁNH SÁNG
b) Tia màu tím lệch ít nhất.
e) Cả a và c.
1/ Ánh sáng trắng bị tán sắc khi qua lăng kính thì :
c) Tia màu tím lệch nhiều nhất .
a) Tia màu đỏ lệch ít nhất.
CÂU HỎI CỦNG CỐ
d) Tia màu đỏ lệch nhiều nhất .
CỦNG CỐ
Bài : TÁN SẮC ÁNH SÁNG
b) Ánh sáng đơn sắc.
2/ Một tia sáng sau khi qua lăng kính chỉ có một màu duy nhất không phải là màu trắng thì đó là :
c) Lăng kính không có khả năng tán sắc .
a) Ánh sáng đã bị tán sắc.
d) Chiết suất của lăng kính không thay đổi .
CỦNG CỐ
Bài : TÁN SẮC ÁNH SÁNG
b) Thay đổi khi ánh sáng chiếu vào.
3/ Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với mỗi ánh sáng đơn sắc khác nhau thì :
c) Khác nhau .
a) Không thay đổi.
d) Không phụ thuộc màu sắc ánh sáng .
CỦNG CỐ
Bài : TÁN SẮC ÁNH SÁNG
b) Vô số màu đơn sắc.
4/ Ánh sáng trắng là tập hợp bởi :
c) Các màu đơn sắc biến đổi liên tục từ đỏ đến tím .
a) Bảy màu đơn sắc.
d) a và c đúng .
CỦNG CỐ
e) b và c đúng .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Bích Trâm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)