Bài 24. Tán sắc ánh sáng

Chia sẻ bởi Triệu Trung Kiên | Ngày 19/03/2024 | 14

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Tán sắc ánh sáng thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:

Trung tâm GDTX Yên Lập - Yên Lập - Phú Thọ
Trang bìa
Trang bìa:
Trung tâm GDTX Yên Lập Bài giảng
:
TIẾT 42_ BÀI 24: TÁN SẮC ÁNH SÁNG Giáo viên: Nguyễn Đức Mạnh Trung tâm GDTX Yên Lập CHƯƠNG V SÓNG ÁNH SÁNG Quan sát:
Trong những ngày hè, khi trời chợt tạnh sau cơn mưa đôi khi trên trời cao suất hiện cầu vồng nhiều màu sắc rất đẹp. Bí mật của những màu sắc sặc sỡ này nằm ở đâu? Thí nghiệm I
Dụng cụ: I. THÍ NGHIỆM VỀ SỰ TÁN SẮC ÁNH SÁNG CỦA NIU-TƠN (1672)
1. Dụng cụ - Gương phẳng: Hứng ánh sáng mặt trời - Khe hẹp F - Buồng tối (Nơi làm thí nghiệm) - Màn hứng ảnh M - Lăng kính thuỷ tinh P Gương phẳng Khe hẹp F Buồng tối Lăng kính P Màn hứng ảnh M Bố trí TN: I. THÍ NGHIỆM VỀ SỰTÁN SẮC ÁNH SÁNG CỦA NIU-TƠN (1672)
2. Bố trí thí nghiệm Tiến hành thí nghiệm Kết luận: I. THÍ NGHIỆM VỀ SỰ TÁN SẮC ÁNH SÁNG CỦA NIU-TƠN (1672)
3. Kết luận

- Hiện tượng một chùm ánh sáng trắng khi đi qua lăng kính không những bị lệch về phía đáy của lăng kính mà còn bị tách ra thành nhiều màu khác nhau gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng

- Dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím (đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) gọi là quang phổ của ánh sáng trắng

- Ranh giới giữa các màu không rõ rệt (màu nọ chuyển sang màu kia một cách liên tục)

Thí nghiệm II
Bố trí TN: II. THÍ NGHIỆM VỚI ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC CỦA NIU-TƠN
1. Bố trí thí nghiệm Sơ đồ bố trí thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc (hình 24.2) Tiến hành thí nghiệm Kết luận: II. THÍ NGHIỆM VỚI ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC CỦA NIU-TƠN
2. Kết luận

- Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính và có một màu nhất định

-Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

- Ánh sáng mặt trời, ánh sáng của bóng đèn dây tóc..... là ánh sáng trắng

Giải thích
Giải thích: III. GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC
Giải thích hiện tượng tán sắc - Chiết suất của lăng kính với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau - Chiết suất của lăng kính lớn nhất với ánh sáng tím, nhỏ nhất với ánh sáng đỏ - Góc lệch của tia sáng qua lăng kính tăng theo chiết suất do đó các tia sáng có màu khác nhau thì khác nhau. Ứng dụng
Ứng dụng: IV. ỨNG DỤNG
IV.Ứng dụng Hiện tượng tán sắc giúp ta giải thích một số hiện tượng tự nhiên như màu sắc của cầu vồng Cầu vồng ở thác nước Cầu vồng sau cơn mưa Cầu vồng: IIV. ỨNG DỤNG
Giải thích một số hiện tượng Tia sáng mặt trời bị tán sắc qua những giọt nước mưa tạo nên màu sắc rất đẹp của cầu vồng Đây là viên kim cương lớn nhất thế giới (star of Africa) Màu sắc quyến rũ của nó là do ánh sáng chiếu vào bị tán sắc Màu sắc của chiếc đĩa CD này có thể giải thích được bằng hiện tượng tán sắc Máy quang phổ: IV. ỨNG DỤNG
Máy quang phổ lăng kính Sơ đồ cấu tạo của máy quang phổ lăng kính

Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc.

Củng cố
Câu 1:
CÂU HỎI 1 Nhận xét nào sau đây về ánh sáng đơn sắc là chính xác nhất: Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng:
A. Có một màu và có bước sóng nhất định, khi đi qua lăng kính bị tán sắc.
B. Có một màu và có bước sóng không nhất định, khi đi qua lăng kính bị tán sắc.
C. Có một màu và có bước sóng nhất định, khi đi qua lăng kính không bị tán sắc.
D. Có một màu và có bước sóng không nhất định, khi đi qua lăng kính không bị tán sắc.
Câu 2:
Câu hỏi 2 Một tia sáng khi đi qua lăng kính, tia ló ra chỉ có một màu duy nhất không phải là màu trắng thì có thể kết luận:
A. Ánh sáng qua lăng kính là ánh sáng trắng
B. Ánh sáng qua lăng kính là ánh sáng đơn sắc
C. Lăng kính không có khả năng tán sắc ánh sáng
D. Ánh sáng qua lăng kính đã bị tán sắc
Câu 3:
Câu 3 Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau
A. Ánh sáng trắng có thể coi là ánh sáng đơn sắc có màu trắng
B. Ánh sáng trắng là tổng hợp của các ánh sáng đơn sắc gồm đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím
C. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ tới tím
D. Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc là do lăng kính
Trò chơi:
TRÒ CHƠI Ô CHỮ Hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím là ánh sáng (5 chữ cái)
Ánh sáng đơn sắc bị lệch nhiều nhất khi đi qua lăng kính có màu (3 chữ cái)
Hiện tượng tia sáng khi đi qua lăng kính luôn bị lệch về phía đáy của lăng kính gọi là hiện tượng (6 chữ cái)
Hiện tượng một chùm ánh sáng khi đi qua lăng kính bị phân tích thành các thành phần đơn sắc gọi là hiện tượng (6 chữ cái)
Ánh sáng chỉ có một màu nhất định gọi là ánh sáng (6 chữ cái)
Tên của thiết bị có khả năng làm tán sắc một chùm ánh sáng trắng là (8 chữ cái)
Tác giả của định luật vạn vật hấp dẫn là (6 chữ cái)
Mục 2:
Issac Newton Kết thúc:
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA CÁC THẦY, CÔ GIÁO
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Triệu Trung Kiên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)