Bài 24. Phần lớn nước vào cây đi đâu?

Chia sẻ bởi Cổ Thiên Lạc | Ngày 23/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Phần lớn nước vào cây đi đâu? thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP LONG XUYÊN
*Kiểm tra bài cũ:
1)Muốn chứng minh được cây có hô hấp, ta phải làm những thí nghiệm gì?
2)Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau?
*Mở bài:
Chúng ta đều biết cây cần dùng nước để quang hợp và sử dụng cho một số hoạt động sống khác nên hàng ngày rễ phải hút rất nhiều nước. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học cây chỉ giữ lại một phần rất nhỏ. Còn phần lớn nước đi đâu?
BÀI 24:
1/ Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu:
?
Đọc thông tin ? mục 1, trả lời câu hỏi:
?Một số học sinh đã dự đoán những điều gì?
-Phần lớn nước do rễ hút vào đã được lá thải ra ngoài
-Và nước đã thoát hơi qua lá
Hãy quan sát H.24.1 + đọc chú thích ? nêu cách tiến hành thí nghiệm .
a)Thí nghiệm của nhóm Dũng và Tú:
Ở cây có lá có hiện tượng thoát hơi nước

? Rút ra nhận xét gì từ thí nghiệm trên?
Thời gian
Mức nước trong lọ
Trạng thái cán cân
Bắt đầu TN
Mức nước ở lọ A và B bằng nhau
Cân thăng bằng
Sau 1 giờ
Mức nước ở lọ A giảm hẳn
Mức nước ở lọ B như cũ
Cán cân lệch về phía đĩa có lọ B
b)Thí nghiệm của nhóm Tuấn và Hải:
Quan sát H24.2, nêu cách tiến hành thí nghiệm.
Rút ra nhận xét gì qua thí nghiệm trên?
Mức nước ở lọ A giảm hẳn
Mức nước ở lọ B như cũ
Chứng tỏ rễ cây có lá đã hút bớt một lượng nước
Cán cân lệch về phía đĩa có lọ B
Chứng tỏ lượng nước do rễ hút lên đã thoát hơi qua lá
* Thảo luận nhóm:
1/Vì sao trong thí nghiệm sử dụng 1 cây có đủ rễ, thân, lá và 1 cây chỉ có rễ, thân mà không có lá?
2/ Theo em thí nghiệm của nhóm nào đã kiểm tra được điều dự đoán ban đầu? Vì sao em chọn thí nghiệm này?
3/ Có thể rút ra kết luận gì?
Dùng 1 cây chỉ có rễ, thân (không có lá) để làm đối chứng với cây có đủ rễ, thân, lá nhằm chứng minh vai trò của lá trong TN
Chỉ có TN của nhóm Tuấn và Hải mới kiểm chứng được dự đoán ban đầu
Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra môi trường bằng hiện tượng thoát hơi nước qua lá
Vậy lá thoát hơi nước qua bộ phận nào?
BÀI 24:
1/ Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu:
?
*Tiến hành:
-Dùng 2 lọ A, B bằng nhau, đổ nước gần đầy miệng lọ.
-Cắm vào lọ A cây có rễ, thân, lá; lọ B cây chỉ có rễ, thân.
-Đặt lên 2 đĩa cân, đĩa cân lọ B đặt thêm quả cân sao cho thăng bằng.
*Kết quả: Sau 1 giờ, cán cân lệch về phía lọ B.
-Mức nước trong lọ A giảm vì rễ hút nước chuyển lên lá thải ra ngoài.
-Mức nước trong lọ B giữ nguyên vì rễ không hút nước.
*Kết luận:
Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra môi trường bằng hiện tượng thoát hơi nước qua các lỗ khí ở lá.
2/ Ý nghĩa của sự thoát hơi nước ở lá:
Đọc thông tin ? mục 2, trả lời câu hỏi:
Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của cây?
BÀI 24:
1/ Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu:
?
-Tạo sức hút giúp vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
-Làm lá dịu mát, không bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời.
2/ Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá:
3/Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá:
Đọc thông tin ? mục 3, trả lời câu hỏi:
Vì sao phải tưới nhiều nước cho cây vào những ngày nắng nóng, khô hanh hoặc có gió mạnh?
Sự thoát hơi nước qua lá phụ thuộc vào những điều kiện bên ngoài nào?
BÀI 24:
1/ Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu:
?
-Sự thoát hơi nước phụ thuộc vào ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm của không khí.
-Cần phải tưới đủ nước cho cây nhất là vào thời kỳ khô hạn, nắng nóng.
2/ Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá:
3/Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá:
Tại sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác, người ta chọn ngày râm mát và phải tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn?
Trả lời:
- Nhằm mục đích làm giảm sự thoát hơi nước qua lá khi cây chưa bén rễ.
- Khi đánh cây, bộ rễ bị tổn thương nên lúc mới trồng rễ chưa thể hút nước để bù vào lượng nước đã mất qua lá. Lúc đó nếu bị mất nhiều nước cây sẽ héo rồi chết.
*Kiểm tra đánh giá:
*HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Học bài, trả lời câu hỏi SGK trang 82.
Đọc mục "Em có biết".
Kẻ bảng trang 85 SGK vào tập bài học.
Chuẩn bị mẫu: xương rồng, củ dong ta.
Nhằm mục đích tạo ra những bài giảng điện tử ngày càng hoàn thiện hơn, chúng ta cần phải không ngừng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với nhau, thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất, các ý tưởng đột phá trong phương pháp giảng dạy bộ môn. Với lòng say mê môn Sinh học và Tin học cùng những bài giảng điện tử đã làm được, tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến để được quý đồng nghiệp cùng đóng góp, trao đổi lẫn nhau, làm cho bài dạy của chúng ta có thể sinh động hơn, lôi cuốn nhiều học sinh tham gia.
Quý thầy cô có thể liên lạc qua E-mail ([email protected]) để cùng trao đổi về những vấn đề sau:
Soạn giáo án điện tử bằng Microsoft PowerPoint (chèn tranh ảnh, băng hình, thí nghiệm ảo, sơ đồ mô phỏng, sử dụng các file *.exe, thiết kế các kiểu câu hỏi trắc nghiệm và trò chơi giải ô chữ.)
Soạn giáo án điện tử bằng Violet.
Sử dụng một số phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh, đoạn phim.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cổ Thiên Lạc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)