Bài 24. Mưa

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Hương | Ngày 09/05/2019 | 83

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Mưa thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

NGỮ VĂN 6
- Mưa rào mùa hạ là hiện tượng thường gặp ở làng quê nước ta. Từ “Góc sân và khoảng trời “nhà mình, làng Điền Trì,huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, chú bé thần đồng thơ ca Trần Đăng Khoa đã cảm nhận và miêu tả trận mưa hè gần 50 năm trước đây như thế nào ?
Mưa
Trần Đăng Khoa
I- ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả : Trần Đăng Khoa
SGK
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà con
Rối rít tìm nơi
Ẩn nấp
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Lá khô
Gió cuốn



Bụi bay
Cuồn cuộn
Cỏ gà rung tai
Nghe
Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lốc
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi




Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa
Ù ù như xay lúa
Lộp bộp
Lộp bộp
Rơi
Rơi
Đất trời
Mù trắng nước
Mưa chéo mặt sân
Sủi bọt
Cóc nhảy chồm chồm
Chó sủa
Cây lá hả hê
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa…
MƯA
1.TÌM HIỂU CHUNG
3.Bố cục:
Bài thơ chia làm hai đoạn :
+Đoạn 1:”Cảnh vật trước khi mưa”.
Từ đầu -> nhảy múa(46 câu đầu) +Đoạn2:”Thiên nhiên và con người lúc trời mưa”.
Phần còn lại(18 câu cuối)
2- ĐỌC DIỄN CẢM:
Giọng nhanh, hồ hởi, rõ nhịp, rõ vần.
4 Từ khó
*Đọc và giải nghĩa từ khó:
- Mối:là con côn trùng có họ hàng gần với con gián
- Rối rít: là tỏ vẻ vội vã, tỏ ra mất bình tĩnh.
- Ẩn nấp: giấu mình vào nơi có vật che để được che chở.
- Cuồn cuộn: nổi lên từng cuộn, từng lớp tiếp theo nhau
- Tần ngần: tỏ ra đang còn mải nghĩ ngợi, chưa biết nên làm gì hoặc quyết định như thế nào
II- ĐỌC TÌM HIỂU VĂN BẢN
1.Cảnh vật trước khi mưa:
Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà con
Rối rít tìm nơi
Ẩn nấp
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Lá khô
Gió cuốn
Bụi bay
Cuồn cuộn
Cỏ gà rung tai
Nghe
Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lốc
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc

Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa

Bức tranh mưa rào được Trần Đăng Khoa miêu tả theo trình tự thời gian. Từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa.
Quang cảnh lúc trời sắp mưa được mở đầu bằng hai dòng thơ lặp lại:
“Sắp mưa Sắp mưa”.
Như lời báo động rất khẩn trương cho mọi người biết là cơn mưa rào đã đến. Quang cảnh được diễn ra bằng hàng loạt hình ảnh diễn tả sự hoạt động của cảnh vật rất sống động
Nhà thơ phải quan sát thật kĩ và vô cùng tinh tế, qua cảm nhận bằng mắt và tâm hồn của trẻ thơ, kết hợp với sự liên tưởng phong phú, mạnh mẽ mới có được những vần thơ hồn nhiên và độc đáo đến như vậy!
2, Thiên nhiên và con người trong lúc mưa
Mưa
Mưa
Ù ù như xay lúa
Lộp bộp
Lộp bộp
Rơi
Rơi…
Đất trời
Mù trắng nước
Mưa chéo mặt sân
Sủi bọt
Cóc nhảy chồm chồm
Chó sủa
Cây lá hả hê
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa.
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khác cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi : Nhảy múa
Tất cả các vật vô tri vô giác đều có linh hồn, cảm giác, có hành động …được thể hiện qua các hình ảnh nhân hóa ngộ nghĩnh, rất đáng yêu

Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội con người đã bất chấp :

Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa


Ở đây sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là thiên nhiên dữ dội, một bên là sự bình tĩnh của con người.
5. Kết luận
Thể thơ tự do câu ngắn kết hợp với những điệp từ, nhân hóa, chất liệu hiện thực phong phú, cảm nhận tinh tế đa dạng đã mang đến cho chúng ta đặc biệt là các bạn thiếu nhi một cảnh tượng sinh động trời mưa nơi Bắc Bộ Việt Nam
”Mưa“của Khoa là một cơn mưa của cuộc sống đời thường, tự nó nhảy vào trang thơ em, tan hòa cùng cảm xúc và tưởng tượng của em để tạo nên những hình ảnh ngộ nghĩnh, sống động . Bài thơ đã miêu tả cảnh thiên nhiên ở làng quê Việt Nam trước và trong cơn mưa. Nó đã thể hiện cái nhìn tinh tế, nhạy cảm, vừa hồn nhiên vừa độc đáo của một tâm hồn trẻ thơ .
6. Bài tập vận dụng
Tác giả của bài“Mưa” là ai ?
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong bài ?
Ai là người được tác giả nhắc đến trong bài thơ ?
Những con vật được nhắc đến trong bài thơ là ?
Trần Đăng Khoa
Nhân hóa
Mối, gà, kiến, cóc, chó .
Người bố
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)