Bài 24. Lượm
Chia sẻ bởi Lê huệ |
Ngày 21/10/2018 |
16
Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Lượm thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG
QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
MÔN NGỮ VĂN 6
BÀI: LƯỢM
LỚP: 6C
GS: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
TRƯỜNG THCS TAM SƠN
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi :-Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ.
-Nêu nội dung chính của bài thơ và vài nét về nghệ thuật?
Đáp án: Nội dung: Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, với lối kể chuyện kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.
Tiết 99: Văn bản:
LƯỢM
TỐ HỮU
Tiết 99: Văn bản: LƯỢM
-TỐ HỮU-
TỐ HỮU( 1920-2002)
Quê ở Thừa Thiên Huế.
Là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca cách mạng Việt Nam,đồng thời là một chính trị gia.
Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam...
Bài thơ Lượm được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Giáo viên hướng dẫn cách đọc:
Chú ý thay đổi giọng và nhịp đọc thích hợp với từng câu từng đoạn.
Giọng vui tươi sôi nổi nhí nhảnh ở đoạn đầu và đoạn điệp khúc cuối cùng giọng đối thoại giữa 2 chú cháu, giọng ngắt, ngừng ở những câu thơ đặc biệt 2 tiếng.
Giải nghĩa một số từ khó
Ngày Huế đổ máu: Ngày ở Huế bắt dầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
Xắc: Ở đây là xắc cốt( phiên âm từ tiếng Pháp)- cái túi bằng vải dày hoặc da, có một quai đeo ở bên người, dùng để đựng sổ sách giấy tờ.
Bồ quân: Cây có quả chín màu đỏ tím, ở đây ví màu má của chú bé đỏ như trái bồ quân.
Thượng khẩn: Rất gấp.Những công văn, mệnh lệnh có đề ‘ thượng khẩn’ thì người chuyển phải tìm mọi cách chuyển nhanh nhất đến nơi nhận.
Em hãy xác định bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Theo em bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
Bố cục: 3 phần
Phần 1: Từ đầu...xa dần Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ với nhà thơ.
Phần 2: Tiếp theo...còn không Chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
Phần 3: Còn lại Hình ảnh Lượm còn sống mãi.
Vậy qua các chi tiết miêu tả em thấy Lượm có đặc điểm gì nổi bật?
Nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp hồn nhiên trong sáng, nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn. Chú bé loắt choắt đã vươn mình lớn dậy trên con đường kháng chiến rất gian nan nguy hiểm.
Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà
Đi liên lạc, đi làm nhiệm vụ.
Yêu thích công việc đi liên lạc
Tại sao tác gải laị so sánh cử chỉ của Lượm như con chim chích?
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
Nghệ thuật miêu tả, sử dụng nhiều từ láy gợi hình ảnh, biện pháp so sánh, nhịp thơ nhanhGóp phần tạo nên ấn tượng chú bé Lượm
Biện pháp nghệ thuật
Vậy qua miêu tả Lượm hiện lên như thế nào?
Theo em, hành động ‘vụt’ thể hiện điều gì?
Câu thơ ‘ sợ chi hiểm nghèo’ dùng để khẳng định điều gì?
Trong hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm như thế Lượm hiện lên như nào?
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi Lượm ơi !
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi !
Câu thơ nào nói về sự hi sinh của Lượm? Đó là sự hi sinh như nào?
Em hãy tìm chi tiết miêu tả tư thế Lượm hi sinh?
Tình cảm của tác giả đối với Lượm được thể hiện qua cách xưng hô như thế nào?
Tình cảm của nhà thơ:
Gọi ‘ chú bé’ là cách gọi người lớn với người em trai nhỏ, quan hệ thân mật.
Gọi ‘cháu’ là cách gọi biểu lộ sự trìu mến, tình cảm gần gũi thân thiết như quan hệ ruột thịt.
Gọi ‘chú đồng chí nhỏ’ thể hiện sự vui đùa, tôn trọng ngang hàng giữa hai người đồng chí.
Gọi ‘Lượm’ kèm theo những từ cảm thán thể hiện cảm xúc cao độ khi Lượm hy sinh.
Chỉ ra những câu thơ có cấu tạo đặc biệt thể hiện tình cảm của nhà thơ?
Ra thế
Lượm ơi !
Thôi rồi, Lượm ơi !
Lượm ơi, còn không?
Những câu thơ thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ khi Lượm hy sinh?
Đau xót nghẹn ngào
Bàng hoàng
Không muốn tin điều đó là sự thật.
Tại sao tác giả lại lặp lại hai khổ thơ cuối giống với hai khổ thơ đầu?
Nhằm gây ấn tượng cho người đọc về sự vẹn nguyên từ hình dáng đến tư thế hành động của chú thiếu niên liên lạc anh hùng.
Nghệ thuật:Kể kết hợp tả, thể thơ 4 chữ, có sử dụng nhiều từ láy có tác dụng gợi hình và cảm xúc.
Nội dung:Bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái dũng cảm.Lượm đã hy sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương đất nước và trong lòng mọi người.
Trò chơi giải ô chữ
1
2
3
4
5
6
Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc bài thơ.
Soạn bài tiếp theo.
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 3-5 câu nêu cảm nghĩ của em về lòng gan dạ, dũng cảm của nhân vật Lượm.
QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
MÔN NGỮ VĂN 6
BÀI: LƯỢM
LỚP: 6C
GS: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
TRƯỜNG THCS TAM SƠN
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi :-Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ.
-Nêu nội dung chính của bài thơ và vài nét về nghệ thuật?
Đáp án: Nội dung: Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, với lối kể chuyện kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.
Tiết 99: Văn bản:
LƯỢM
TỐ HỮU
Tiết 99: Văn bản: LƯỢM
-TỐ HỮU-
TỐ HỮU( 1920-2002)
Quê ở Thừa Thiên Huế.
Là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca cách mạng Việt Nam,đồng thời là một chính trị gia.
Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam...
Bài thơ Lượm được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Giáo viên hướng dẫn cách đọc:
Chú ý thay đổi giọng và nhịp đọc thích hợp với từng câu từng đoạn.
Giọng vui tươi sôi nổi nhí nhảnh ở đoạn đầu và đoạn điệp khúc cuối cùng giọng đối thoại giữa 2 chú cháu, giọng ngắt, ngừng ở những câu thơ đặc biệt 2 tiếng.
Giải nghĩa một số từ khó
Ngày Huế đổ máu: Ngày ở Huế bắt dầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
Xắc: Ở đây là xắc cốt( phiên âm từ tiếng Pháp)- cái túi bằng vải dày hoặc da, có một quai đeo ở bên người, dùng để đựng sổ sách giấy tờ.
Bồ quân: Cây có quả chín màu đỏ tím, ở đây ví màu má của chú bé đỏ như trái bồ quân.
Thượng khẩn: Rất gấp.Những công văn, mệnh lệnh có đề ‘ thượng khẩn’ thì người chuyển phải tìm mọi cách chuyển nhanh nhất đến nơi nhận.
Em hãy xác định bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Theo em bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
Bố cục: 3 phần
Phần 1: Từ đầu...xa dần Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ với nhà thơ.
Phần 2: Tiếp theo...còn không Chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
Phần 3: Còn lại Hình ảnh Lượm còn sống mãi.
Vậy qua các chi tiết miêu tả em thấy Lượm có đặc điểm gì nổi bật?
Nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp hồn nhiên trong sáng, nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn. Chú bé loắt choắt đã vươn mình lớn dậy trên con đường kháng chiến rất gian nan nguy hiểm.
Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà
Đi liên lạc, đi làm nhiệm vụ.
Yêu thích công việc đi liên lạc
Tại sao tác gải laị so sánh cử chỉ của Lượm như con chim chích?
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
Nghệ thuật miêu tả, sử dụng nhiều từ láy gợi hình ảnh, biện pháp so sánh, nhịp thơ nhanhGóp phần tạo nên ấn tượng chú bé Lượm
Biện pháp nghệ thuật
Vậy qua miêu tả Lượm hiện lên như thế nào?
Theo em, hành động ‘vụt’ thể hiện điều gì?
Câu thơ ‘ sợ chi hiểm nghèo’ dùng để khẳng định điều gì?
Trong hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm như thế Lượm hiện lên như nào?
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi Lượm ơi !
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi !
Câu thơ nào nói về sự hi sinh của Lượm? Đó là sự hi sinh như nào?
Em hãy tìm chi tiết miêu tả tư thế Lượm hi sinh?
Tình cảm của tác giả đối với Lượm được thể hiện qua cách xưng hô như thế nào?
Tình cảm của nhà thơ:
Gọi ‘ chú bé’ là cách gọi người lớn với người em trai nhỏ, quan hệ thân mật.
Gọi ‘cháu’ là cách gọi biểu lộ sự trìu mến, tình cảm gần gũi thân thiết như quan hệ ruột thịt.
Gọi ‘chú đồng chí nhỏ’ thể hiện sự vui đùa, tôn trọng ngang hàng giữa hai người đồng chí.
Gọi ‘Lượm’ kèm theo những từ cảm thán thể hiện cảm xúc cao độ khi Lượm hy sinh.
Chỉ ra những câu thơ có cấu tạo đặc biệt thể hiện tình cảm của nhà thơ?
Ra thế
Lượm ơi !
Thôi rồi, Lượm ơi !
Lượm ơi, còn không?
Những câu thơ thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ khi Lượm hy sinh?
Đau xót nghẹn ngào
Bàng hoàng
Không muốn tin điều đó là sự thật.
Tại sao tác giả lại lặp lại hai khổ thơ cuối giống với hai khổ thơ đầu?
Nhằm gây ấn tượng cho người đọc về sự vẹn nguyên từ hình dáng đến tư thế hành động của chú thiếu niên liên lạc anh hùng.
Nghệ thuật:Kể kết hợp tả, thể thơ 4 chữ, có sử dụng nhiều từ láy có tác dụng gợi hình và cảm xúc.
Nội dung:Bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái dũng cảm.Lượm đã hy sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương đất nước và trong lòng mọi người.
Trò chơi giải ô chữ
1
2
3
4
5
6
Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc bài thơ.
Soạn bài tiếp theo.
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 3-5 câu nêu cảm nghĩ của em về lòng gan dạ, dũng cảm của nhân vật Lượm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê huệ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)