Bài 24. Linh kiện bán dẫn

Chia sẻ bởi Lê Thành | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Linh kiện bán dẫn thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Nhóm 2 - Lớp 11Hóa
1
1. Diot chinh luu
Bài 24:
LINH KIỆN BÁN DẪN
Tổ 2
PRODUCTION
Giảng viên:
thầy Dương Beo
Nhóm 2 - Lớp 11Hóa
2
Nội dung báo cáo
I. Điôt bán dẫn:
1. Khái niệm.
2. Kí hiệu.
3. Phân loại.
4. Ứng dụng.
II. Điôt chỉnh lưu:
1. Khái niệm.
2. Nguyên tắc hoạt động.
Nhóm 2 - Lớp 11Hóa
3
I. Điôt bán dẫn:
1. Khái niệm: Điôt bán dẫn là các linh kiên điện tử thụ động và phi tuyến, cho phép dòng điện đi qua nó theo một chiều mà không theo chiều ngược lại, sử dụng các tính chất của chất bán dẫn.
2. Kí hiệu:

(Phía trái là bán dẫn loại p, phía phải là loại n. Đỉnh của tam giác hướng sang phải chỉ chiều của dòng điện thuận qua lớp chuyển tiếp, từ p sang n).
3. Phân loại: Có nhiều loại điốt bán dẫn, như điôt chỉnh lưu thông thường, điôt Zener, LED (viết tắt của Light Emitting Diode, có nghĩa là điốt phát quang), pin mặt trời ... Chúng đều có nguyên lý cấu tạo chung là một khối bán dẫn loại p ghép với một khối bán dẫn loại n.
Nhóm 2 - Lớp 11Hóa
4
4. Ứng dụng: Do tính chất điện một chiều nên Điôt bán dẫn thường được sử dụng trong các mạch chỉnh lưu nguồi xoay chiều thành một chiều, các mạch tách sóng, mạch gim áp phân cực cho transistor hoạt động, trong mạch chỉnh lưu Điôt có thể tích hợp thành Diôt cầu có dạng: Ngoài ra, điốt có nội trở thay đổi rất lớn, nếu phân cực thuận (nối tắt), phân cực nghịch (hở mạch), nên điốt còn được dùng làm các công tắc điện tử, đóng ngắt bằng điều khiển mức điện áp.



=> Vì vậy điốt được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật điện và điện tử.
I. Điôt bán dẫn:
Nhóm 2 - Lớp 11Hóa
5
1. Khái niệm:
Điôt chỉnh lưu dùng để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
Nó hoạt động dựa trên cơ sở tính chất chỉnh lưu qua lớp chuyển tiếp p-n.
II. Điôt chỉnh lưu:
Nhóm 2 - Lớp 11Hóa
6
II. Điôt chỉnh lưu:
1. Nguyên tắc hoạt động:
Một mạch chỉnh lưu nửa chu kì chỉ một trong nửa chu kỳ dương hoặc âm có thể dễ dàng đi ngang qua điốt, trong khi nửa kia sẽ bị khóa, tùy thuộc vào chiều lắp đặt của điốt. Vì chỉ có một nửa chu kỳ được chỉnh lưu, nên mạch chỉnh lưu nửa chu kì có hiệu suất truyền công suất rất thấp.


2. Nguyên tắc hoạt động:
Đặt vào mạch một hiệu điện thế xoay chiều:
Nửa chu kì đầu: lớp chuyển tiếp p-n được phân cực thuận => có dòng điện chạy qua điện trở tải theo chiều mũi tên.
Nửa chu kì sau: lớp chuyển tiếp p-n được phân cực nghịch => dòng điện qua điện trở tải rất nhỏ và có thể coi như không có.
Vì vậy, dòng điện qua điện trở tải thực chất chỉ chạy theo một chiều (từ trên xuống), mỗi chu kì của dòng điện xoay chiều, dòng điện chỉ chạy qua R trong một nửa chu kì => dòng điện một chiều.

Nhóm 2 - Lớp 11Hóa
7
Xin chân thành cám ơn cô và các bạn tổ 1, 3, 4 đã tham dự tiết học này
Giảng viên:
thầy Dương Beo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)