Bài 24. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Chia sẻ bởi Quách Hoàng Long | Ngày 29/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tiết 52
KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI
THẾ KỶ XVIII
BÀI 24
Nội dung
1. Tình hình chính trị.
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn.
1. Tình hình chính trị.
Sông Gianh
Đàng Ngoài
Đàng Trong
Dựa vào hình bên, em hãy chỉ đâu là Đàng Ngoài, Đàng Trong và ranh giới ngăn cách Đàng Trong - Đàng Ngoài?
1. Tình hình chính trị.
“Chúa Trịnh Sâm càng lún sâu hơn vào “vũng bùn” ăn chơi hưởng lạc. Vào dịp Tết Trung thu, “chúa phát gấm hàng trăm, hàng ngàn cái đèn lồng tinh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá đến mấy chục lạng vàng”
(Thượng kinh kí sự).
“Vì trưng thu quá mức mà dân kiệt cả vật lực mà không thể nộp đủ đến nỗi trở thành bần cùng mà bỏ cả nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn mà chặt cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá khung cửi, vì thu cá tôm mà phải xé chài lưới….”
(Lịch triều hiến chương loại chí – Phan Huy Chú)
“ Dân lưu vong bồng bế, dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy đường…Dân phần nhiều sống nhờ rau cỏ, ăn cả chuột, rắn. Người chết đói ngổn ngang, người sống sót không còn một phần mười. Làng nào có tiếng trù mật cũng chỉ còn năm, ba hộ mà thôi”
(Khâm định Việt sử thông giám cương mục)
1. Tình hình chính trị.
1. Tình hình chính trị.
Câu hỏi: Dựa vào đoạn phim và sgk, các nhóm trả lời các câu hỏi sau:
Nhóm 1 + 3: Tình hình của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài giữa thế kỷ XVIII như thế nào?
*Gợi ý: + Vua, chúa, quan lại, binh lính ra sao?
Nhóm 2 + nhóm 4: Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến những hậu quả gì?
* Gợi ý: + Hậu quả về kinh tế: nông nghiệp,công thương nghiệp; đời sống nhân dân?
1. Tình hình chính trị.
- Giữa thế kỷ XVIII, chính quyền phong kiến suy sụp: chúa Trịnh lộng hành, vua Lê bù nhìn, quan lại hoành hành, đục khoét nhân dân.
* Hậu quả:
- Sản xuất nông nghiệp đình đốn.
Đê điều vỡ liên tục, mất mùa, lụt lội thường xuyên xảy ra.
Nhà nước đánh thuế nặng, công thương nghiệp sa sút.
 Đời sống nhân dân cực khổ, thường xuyên xảy ra nạn đói.
1. Tình hình chính trị.
Trước cuộc sống cực khổ ấy, nhân dân có thái độ như thế nào?
Vùng lên đấu tranh, các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp.
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn
Nhìn trên bản đồ, em có nhận xét gì về địa bàn của phong trào nông dân khởi nghĩa ở Đàng Ngoài?
Địa bàn hoạt động: lan rộng khắp vùng đồng bằng và miền núi.
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn
Nguyễn Dương Hưng
Sơn Tây
Lê Duy Mật
Thanh Hóa,
Nghệ An
Nguyễn Danh Phương
Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Tuyên Quang
Nguyễn Hữu Cầu
Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An
Hoàng Công Chất
Sơn Nam, Lai Châu
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn
Em có nhận xét gì về tính chất và quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỷ XVIII?
Tính chất: Quyết liệt, kéo dài.
Quy mô: rộng lớn.
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn
*Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751)
- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 – 1769)
Đây là hai cuộc khởi nghĩa có quy mô rộng lớn, với sự tham gia của đông đảo nông dân và diễn ra trong một thời gian dài.
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn
Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
(1741 – 1751)
-Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh), uy hiếp Thăng Long rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa,Nghệ An.
- Khẩu hiệu của nghĩa quân: “lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo”.
Đền thờ Nguyễn Hữu Cầu (Hải Phòng)
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn
Khởi nghĩa
Hoàng Công Chất
(1739 – 1769)
Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ vùng Sơn Nam, sau chuyển lên Tây Bắc. Căn cứ chính của nghĩa quân là vùng Điện Biên. Tại đây, ông đã có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống, được nhân dân Tây Bắc tôn là Chúa Mường Thanh:
“Chúa thật lòng yêu dân
Chúa xây dựng bản Mường
Mọi người đều yên ổn”
Đền thờ Hoàng Công Chất (Điện Biên Phủ)
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn
Các cuộc khởi nghĩa này, trước sau đều thất bại. Vậy đâu là nguyên nhân?
*Ý nghĩa:
Nêu cao tinh thần đấu tranh chống áp bức, cường quyền.
Làm lung lay chính quyền họ Trịnh.
- Các cuộc khởi nghĩa còn rời rạc, không liên kết thành một phong trào rộng lớn.
Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài?
Bài tập củng cố
Học bài và làm bài tập trong sách
Bài tập thực hành lịch sử.
Xem trước bài 25, phần I:
"Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn"
Dặn dò
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Quách Hoàng Long
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)