Bài 24. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Chia sẻ bởi Bùi Thị Ngà |
Ngày 10/05/2019 |
31
Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Người soạn: Bùi Thị Ngà – Trường THCS Hàn Thuyên
Ngày soạn: 28/2/2015
Ngày dạy: 02/03/2015
TIẾT 50. BÀI 24
KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVIII
Mục tiêu bài học
Về mặt kiến thức
Nêu được những nét chính về tình hình chính trị - xã hội Đàng Ngoài thế kỷ XVIII.
Liệt kê được một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII về thời gian, tên cuộc khởi nghĩa, địa bàn hoạt động, kết quả.
Phân tích được tính chất, quy mô, ý nghĩa của phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII.
Về mặt kỹ năng
Rèn luyện được kỹ năng tư duy môn học: miêu tả, tường thuật, phân tích, đánh giá, nhận xét về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử.
Hình thành được kỹ năng thực hành môn học: sử dụng lược đồ, tranh ảnh; kỹ năng giao tiếp, thuyết trình…
Về mặt thái độ
Hình thành được thái độ phê phán chính sách thống trị của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài đối với người nông dân.
Giáo dục học sinh có thái độ đồng cảm với người nông dân, ca ngợi những tấm gương chiến đấu và chính nghĩa của người nông dân.
Chuẩn bị của GV và HS
Giáo viên
Soạn giáo án,chuẩn bị tài liệu
+ SGK Lịch sử lớp 7 (Chương trình chuẩn).
+ Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2001.
+ Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập I, Nxb Giáo dục, 1999.
Chuẩn bị phương tiện, phương pháp dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu, bảng viết.
+ Lược đồ các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài.
+ GV sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan...
Học sinh
- Chuẩn bị SGK, vở ghi, trả lời các câu hỏi sgk
Tiến trình bài dạy
Ổn định, kiểm tra (5 phút)
Câu hỏi:Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì sao chữ Quốc Ngữ trở thành chữ viết chính thống của dân tộc ta?
Giới thiệu bài mới (2 phút)
Lịch sử phong kiến Việt Nam trong các thế kỷ XVI – XVIII với nhiều những biến đổi, đặc biệt là vấn đề chính trị, từ cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều, đến cục diện Trịnh – Nguyễn phân tranh, chia cắt đất nước thành hai đàng: Đàng Trong – Đàng Ngoài. Từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến nước ta bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, bắt đầu từ Đàng Ngoài rồi đến Đàng Trong, các cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại chính quyền phong kiến liên tục nổ ra, các nhà sử học nhận định: Thế kỷ XVIII là thế kỷ của khởi nghĩa nông dân. Vậy nguyên nhân, diễn biến, kết quả và tính chất của các cuộc khởi nghĩa nông dân như thế nào, trước tiên chúng tìm hiểu bài 24: “Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài”.
Bài mới
Hoạt động Dạy – Học
Kiến thức cơ bản HS cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình chính trị ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII (10 phút)
GV sử dụng tư liệu lịch sử khắc họa tình hình chính trị ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII:
“Từ khi họ Trịnh cầm quyền, thì bên nhà vua gọi là Triều đình, bên phủ chúa gọi là Phủ liêu. Phàm những việc chính trị và quân dân đều do bên phủ chúa định đoạt hết cả, cho nên người ta thường dùng chữ Phủ liêu, chứ không mấy khi dùng chữ Triều đình, vì Triều đình chỉ còn cái hư vị, chứ không còn quyền gì nữa...” (Trích Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim)
Theo sử cũ, chúa Trịnh Giang cho xây dựng nhiều chùa lớn. Năm 1730, hàng vạn dân ở Hải Dương phải đi đào sông, kéo gỗ và đắp đường, chở gạch đá để tu sửa hai chùa Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm.
Chúa Trịnh Sâm càng lún sâu hơn vào “vũng bùn” ăn chơi hưởng lạc. Vào dịp Tết Trung thu, “chúa phát gấm làm hàng trăm, hàng ngàn cái đèn lồng tinh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá đến mấy chục lạng vàng”.
Quan lại xét xử “đục nước béo cò”, để cho kẻ gian xảo lọt lưới pháp luật, kẻ điêu toa được múa mép, kẻ lý ngay đành phải chịu thua”(Thông sức của Ngự sử đài năm 1719)
- HS trả lời câu hỏi: “Em có nhận xét gì về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài?”
- GV nhận xét và mở rộng, tích hợp tài liệu văn học để HS nhận thức rõ hơn về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài thế kỷ XVIII.
+ Ở các
Ngày soạn: 28/2/2015
Ngày dạy: 02/03/2015
TIẾT 50. BÀI 24
KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVIII
Mục tiêu bài học
Về mặt kiến thức
Nêu được những nét chính về tình hình chính trị - xã hội Đàng Ngoài thế kỷ XVIII.
Liệt kê được một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII về thời gian, tên cuộc khởi nghĩa, địa bàn hoạt động, kết quả.
Phân tích được tính chất, quy mô, ý nghĩa của phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII.
Về mặt kỹ năng
Rèn luyện được kỹ năng tư duy môn học: miêu tả, tường thuật, phân tích, đánh giá, nhận xét về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử.
Hình thành được kỹ năng thực hành môn học: sử dụng lược đồ, tranh ảnh; kỹ năng giao tiếp, thuyết trình…
Về mặt thái độ
Hình thành được thái độ phê phán chính sách thống trị của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài đối với người nông dân.
Giáo dục học sinh có thái độ đồng cảm với người nông dân, ca ngợi những tấm gương chiến đấu và chính nghĩa của người nông dân.
Chuẩn bị của GV và HS
Giáo viên
Soạn giáo án,chuẩn bị tài liệu
+ SGK Lịch sử lớp 7 (Chương trình chuẩn).
+ Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2001.
+ Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập I, Nxb Giáo dục, 1999.
Chuẩn bị phương tiện, phương pháp dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu, bảng viết.
+ Lược đồ các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài.
+ GV sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan...
Học sinh
- Chuẩn bị SGK, vở ghi, trả lời các câu hỏi sgk
Tiến trình bài dạy
Ổn định, kiểm tra (5 phút)
Câu hỏi:Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì sao chữ Quốc Ngữ trở thành chữ viết chính thống của dân tộc ta?
Giới thiệu bài mới (2 phút)
Lịch sử phong kiến Việt Nam trong các thế kỷ XVI – XVIII với nhiều những biến đổi, đặc biệt là vấn đề chính trị, từ cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều, đến cục diện Trịnh – Nguyễn phân tranh, chia cắt đất nước thành hai đàng: Đàng Trong – Đàng Ngoài. Từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến nước ta bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, bắt đầu từ Đàng Ngoài rồi đến Đàng Trong, các cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại chính quyền phong kiến liên tục nổ ra, các nhà sử học nhận định: Thế kỷ XVIII là thế kỷ của khởi nghĩa nông dân. Vậy nguyên nhân, diễn biến, kết quả và tính chất của các cuộc khởi nghĩa nông dân như thế nào, trước tiên chúng tìm hiểu bài 24: “Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài”.
Bài mới
Hoạt động Dạy – Học
Kiến thức cơ bản HS cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình chính trị ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII (10 phút)
GV sử dụng tư liệu lịch sử khắc họa tình hình chính trị ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII:
“Từ khi họ Trịnh cầm quyền, thì bên nhà vua gọi là Triều đình, bên phủ chúa gọi là Phủ liêu. Phàm những việc chính trị và quân dân đều do bên phủ chúa định đoạt hết cả, cho nên người ta thường dùng chữ Phủ liêu, chứ không mấy khi dùng chữ Triều đình, vì Triều đình chỉ còn cái hư vị, chứ không còn quyền gì nữa...” (Trích Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim)
Theo sử cũ, chúa Trịnh Giang cho xây dựng nhiều chùa lớn. Năm 1730, hàng vạn dân ở Hải Dương phải đi đào sông, kéo gỗ và đắp đường, chở gạch đá để tu sửa hai chùa Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm.
Chúa Trịnh Sâm càng lún sâu hơn vào “vũng bùn” ăn chơi hưởng lạc. Vào dịp Tết Trung thu, “chúa phát gấm làm hàng trăm, hàng ngàn cái đèn lồng tinh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá đến mấy chục lạng vàng”.
Quan lại xét xử “đục nước béo cò”, để cho kẻ gian xảo lọt lưới pháp luật, kẻ điêu toa được múa mép, kẻ lý ngay đành phải chịu thua”(Thông sức của Ngự sử đài năm 1719)
- HS trả lời câu hỏi: “Em có nhận xét gì về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài?”
- GV nhận xét và mở rộng, tích hợp tài liệu văn học để HS nhận thức rõ hơn về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài thế kỷ XVIII.
+ Ở các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Ngà
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)