Bài 24. Hoán dụ

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Long | Ngày 21/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Hoán dụ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Chào quý thầy cô giáo !
Chào các em !
Chúc các em học tốt !
Tiết 101 :
HOÁN DỤ
I. Hoán dụ là gì?
a/ Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
Đọc các phần trích sau và chú ý từ ngữ có màu đỏ.
b/ Ngày Huế đổ máu
1/ Các từ ngữ màu đỏ trong phần trích (a) dùng để chỉ ai?
2/ Hiện tượng “đổ máu” ở phần trích (b) chỉ điều gì?
- Áo nâu : Người nông dân.
- Áo xanh : Người công nhân.
- Nông thôn : Những người sống ở thôn quê.
- Thị thành : Những người sống ở thành phố.
- Đổ máu : Chiến tranh.
Ở 2 phần trích này, người viết có nêu trực tiếp đối tượng muốn nói đến không?
Vậy thì người ta diễn đạt vấn đề bằng cách nào?
+ Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác.
+ Quan hệ gần gũi, quen thuộc
Dựa trên cơ sở nào người ta có thể gọi như vậy?
a/ Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
Cho biết trong những cách diễn đạt sau đây, cách nào hay hơn? Vì sao?
a’/ Những người nông dân ở thôn quê
Và những người công nhân ở thành phố đứng lên.
b/ Ngày Huế đổ máu
b’/ Ngày Huế có chiến tranh
Tiết 101 :
HOÁN DỤ
I. Hoán dụ là gì?
a/ Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
Đọc các phần trích sau và chú ý từ ngữ có màu đỏ.
b/ Ngày Huế đổ máu
- Áo nâu : Người nông dân.
- Áo xanh : Người công nhân.
- Nông thôn : Những người sống ở thôn quê.
- Thị thành : Những người sống ở thành phố.
- Đổ máu : Chiến tranh.
+ Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác.
+ Quan hệ gần gũi, quen thuộc
Vậy qua phân tích, em hãy cho biết hoán dụ là gì?
Ghi nhớ: (SGK / 82)
+ tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
*
II. Các kiểu hoán dụ:
Hãy xác định từ ngữ hoán dụ trong các ví dụ sau. Từ ngữ đó hoán dụ cho sự vật, hiện tượng, khái niệm nào? Giữa chúng có mối quan hệ gì?
1/ Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
2/ Vì sao? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh.
3/ Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
4/ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Bàn tay - người lao động
(bộ phận) (toàn thể)
Trái đất - mọi người
(vật chứa đựng) (vật bị chứa đựng)
Áo chàm - đồng bào Việt Bắc
(dấu hiệu) (vật có dấu hiệu)
Một, ba - số ít, số nhiều
(cái cụ thể) (cái trừu tượng)
Qua phân tích, em hãy cho biết có mấy kiểu hoán dụ? Đó là những kiểu nào?
*
Ghi nhớ: (SGK/ 83)
III. Luyện tập:
Bài 1: Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong phép hoán dụ là gì?
a/ Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.
Làng xóm - người nông dân
(vật chứa đựng) (vật bị chứa đựng)
b/ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người.
Mười năm - Thời gian trước mắt
Trăm năm - Thời gian lâu dài
}
Cái trừu tượng với cái cụ thể.
Bài 2: Hoán dụ có gì giống và có gì khác ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.
2
5
1
3
4
Trò chơi: Ô số may mắn, ưu tiên
Em đã học được phép tu từ nào có điểm giống với phép tu từ hoán dụ?
Ẩn dụ
Trong chương trình ngữ văn 6, em đã học những phép tu từ nào?
So sánh; nhân hóa;
ẩn dụ; hoán dụ.
Hai câu thơ sau sử dụng những phép tu từ gì?
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
So sánh; hoán dụ
Hãy đọc một câu thơ trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu có sử dụng phép hoán dụ.
Ngày Huế đổ máu
Một bạn đã kể lại nội dung bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” bằng một đoạn văn như sau, em hãy thay từ và cụm từ gạch chân trong đoạn bằng từ ngữ khác để đoạn văn có sử dụng phép hoán dụ và ẩn dụ.
“Trong lần trực tiếp tham gia chiến dịch Biên giới năm 1950, Bác Hồ ngồi thức suốt đêm dài. Một anh đội viên đã ba lần thức dậy mời Bác đi ngủ nhưng Bác vẫn ngồi đinh ninh không sao ngủ được. Bởi vì lúc này, Bác đang dành trọn tất cả tình yêu thương sâu sắc của mình cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng, mưa ướt, lạnh lẽo. Và rồi anh đội viên thức luôn cùng Bác.”
- Học bài : nắm khái niệm, tác dụng và các kiểu hoán dụ .
- Làm bài tập : 3 / 84 sgk
- Soạn bài : Cây tre Việt Nam
Củng cố, dặn dò:
Chào tạm biệt quý thầy cô
Tạm biệt các em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)