Bài 24. Hoán dụ

Chia sẻ bởi huỳnh gia huyên | Ngày 21/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Hoán dụ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô đến dự giờ
Người thực hiện: Lương Thị Phương
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN BIÊN
TRƯỜNG THCS TRÀ VONG
KIỂM TRA MIỆNG:
Câu 1: Ẩn dụ là gì? Tác dụng của việc sử dụng ẩn dụ? Cho ví dụ (6 điểm)
Câu 2: Xác định ẩn dụ trong ví dụ sau: (2 điểm)
Hắn đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời.
(Nam Cao)
Câu 3: Từ “bàn tay” trong ví dụ sau chỉ ai?
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông)
KIỂM TRA MIỆNG:
Câu 1:
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
- Tác dụng: Làm cho câu văn, câu thơ có tình hàm xúc, tăng tính gợi hình, gợi cảm.
Câu 2: Xác định ẩn dụ trong ví dụ sau: (2 điểm)
Hắn đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời.
Câu 3: Từ “bàn tay” trong ví dụ sau chỉ ai?
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành công.
(Hoàng Trung Thông)
cái dốc bên kia của cuộc đời.
 Quá nửa đời người.
HOÁN DỤ
Tiết: 101
I. Hoán dụ là gì?
Ví dụ: SGK/ T82
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
Các từ “áo nâu”, “áo xanh” chỉ ai?
Áo nâu
Áo xanh
Chỉ người công nhân
Chỉ người nông dân
Đặc điểm, tính chất
Sự vật có đặc điểm, tính chất đó
Áo và người có quan hệ gần gũi
HOÁN DỤ
Tiết: 101
I. Hoán dụ là gì?
+ Áo nâu: chỉ những người nông dân.
+ Áo xanh: chỉ những người công nhân.
Nông thôn
Thị thành
Những người sống ở thị thành
Những người sống ở nông thôn
Vật bị chứa đựng
Vật chứa đựng
Nơi sống và người sống có quan hệ gần gũi.
Các từ “nông thôn”, “thị thành” chỉ ai?
Ví dụ: SGK/ T82
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
HOÁN DỤ
Tiết: 101
I. Hoán dụ là gì?
+ Áo nâu: chỉ những người nông dân.
+ Nông thôn: chỉ những người sống ở nông thôn.
+ Thị thành: chỉ những người sống ở thành thị.
+ Áo xanh: chỉ những người công nhân.
 Quan hệ gần gũi.
 Hoán dụ.
HOÁN DỤ
Tiết: 101
I. Hoán dụ là gì?
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó.
Thế nào là hoán dụ?
Em hãy so sánh hai cách nói sau đây, cách nói nào hay hơn? Vì sao?
Cách 1:
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
Cách 2:
Tất cả nông dân và công nhân, người dân ở nông thôn và thành phố đều đứng lên.
Có giá trị gợi hình và biểu cảm cao.
Có giá trị thông báo sự kiện, không có giá trị biểu cảm.
Hoán dụ
Gợi hình ảnh nhân dân cả nước đứng lên đánh giặc.
HOÁN DỤ
Tiết: 101
I. Hoán dụ là gì?
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó.
- Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Xác định biện pháp hoán dụ trong VD sau?
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú, cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
Huế
đổ máu
người đang sống và làm việc ở Huế.
nổ ra chiến tranh.
 Cuộc chiến tranh gay go, ác liệt trong kháng chiến chống Pháp.
Tiết: 101
HOÁN DỤ
I. Hoán dụ là gì?
Xác định biện pháp hoán dụ trong câu sau?
 Số lượng ít. (ít cây  đơn lẻ)
Cụ thể
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao)
Ba
Một
 Số lượng nhiều. (nhiều cây  Đoàn kết)
Cụ thể
Trừu tượng (nghĩ, liên tưởng)
Trừu tượng (nghĩ, liên tưởng)
 Đoàn kết tạo nên sức mạnh.
Tiết: 101
HOÁN DỤ
I. Hoán dụ là gì?
Xác định biện pháp hoán dụ trong câu sau?
 Người lao động.
Bộ phận cơ thể con người
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
(Hoàng Trung Thông)
Bàn tay
con người (toàn thể)
Sức sáng tạo trong lao động của con người; khả năng kì diệu của con người.
Quan hệ gần gũi
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
đèn
mực
Xác định biện pháp tu từ trong câu sau:
đen
sáng
cái xấu
cái tốt, cái hay, cái tiến bộ
Ẩn dụ
Tương đồng về phẩm chất
Tiết: 101
HOÁN DỤ
I. Hoán dụ là gì?
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
đèn
Từ hai ví dụ trên, nhớ lại kiến thức về ẩn dụ, em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ.
đen
sáng
cái xấu
cái tốt, cái hay, cái tiến bộ
Ẩn dụ
Tương đồng về phẩm chất
mực
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
 Người lao động.
Bàn tay
Bộ phận
Toàn thể
Quan hệ gần gũi
Hoán dụ
HOÁN DỤ
Tiết: 101
I. Hoán dụ là gì?
Giống
Khác
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
Gọi hai sự vật, hiện tượng có quan hệ tương đồng.
Gọi hai sự vật, hiện tượng có quan hệ gần gũi (tương cận).
Ẩn dụ
Hoán dụ
THẢO LUẬN NHÓM (03 PHÚT)
Chỉ ra phép hoán dụ trong các ví dụ sau? ( BT 1 SGK/83)
Nhóm 1: a. Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách.Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. (Hồ Chí Minh )
Nhóm 2
Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người. (Hồ Chí Minh )
Nhóm 3: Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. (Tố Hữu )
Nhóm 4,5: Vì sao ? Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh.
(Tố Hữu )
a. Làng xóm : Người nông dân sống trong làng xóm
b. Mười năm: Thời gian trước mắt
Trăm năm: Thời gian lâu dài
(Tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục )
c. Áo chàm: Người dân Việt Bắc
d. Trái Đất: nhân loại
Tiết: 101
HOÁN DỤ
I. Hoán dụ là gì?
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
BẠN LÀ NGƯỜI MAY MẮN NHẬN ĐƯỢC PHẦN QUÀ ĐẦY HẤP DẪN
Bạn hãy bắt nhịp cho tập thể hát một bài!
Hoán dụ là gì?
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó.
Nêu tác dụng của hoán dụ
- Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Một tay gây dựng cơ đồ
Bấy lâu bể sở, sông Ngô tung hoành.
(Nguyễn Du)
Xác định biện pháp hoán dụ trong câu sau:
Một tay  chỉ một thân một mình đã xây dựng được một sự nghiệp lớn lao, to tát.
Những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?
a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
b. Miền Nam đi trước về sau.
c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy.
d. Hình ảnh miền Nam luôn trong trái tim Người.
a
Xác định biện pháp hoán dụ trong câu sau:
Người thương ơi cho em nhắn một điều
Dẫu mà mai quán, chiều lều cũng ưng
(Ca dao)
Mai quán, chiều lều  Khó khăn, vất vả, cực nhọc (dấu hiệu)
Hướng dẫn học tập
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Nhớ được khái niệm hoán dụ.
+ Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng phép hoán dụ.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị: “Các thành phần chính của câu”
+ thành phần câu gồm có những thành phần nào?
+ Xác định thành phần câu trong ví dụ SGK/92)
+ Xem lại kiến thức về danh từ, động từ, tính từ; cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
+ Trả lời các câu hỏi gợi ý SGK/92,93 (phần II. Vị ngữ; III. Chủ ngữ)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: huỳnh gia huyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)