Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

Chia sẻ bởi Trần Thị Thanh Vân | Ngày 24/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ TRONG ĐOÀN THANH TRA VỀ DỰ TIẾT HỌC LỊCH SỬ CỦA LỚP 8B
Giáo viên giảng :
Trần Thị Thanh Vân
Trường THCS thị trấn Quảng Hà

Ki?m tra b�i cu
1. ?Vỡ sao Phỏp ch?n D� N?ng l�m m?c tiờu t?n cụng nu?c ta?
A.D� N?ng g?n Hu?
B. Đà Nẵng có cảng nước sâu thuận tiện cho việc tấn công
C.Chiếm Đà Nẵng để uy hiếp triều đình Huế
D. Cả ba ý trên trên đúng
2.?.Theo hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu?
A. Ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ và đảo Côn Lôn
B. Ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và đảo Côn Lôn
C. Ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và đảo Phú Quốc
D.Ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ và đảo Cồn Đảo
2. Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862). Giải thích lí do triều đình Huế kí hiệp ước đó.
+ Thừa nhận quân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
+ Mở 3 cửa biển để Pháp vào buôn bán.
+ Bãi bỏ lệnh cấm đạo.
+ Bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc.

Tiết 37
Bài 24
CUỘC KHÁNG CHIẾN
TỪ NĂM 1958 ĐẾN NĂM 1873
1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì
* Đà Nẵng:
+ Nhi?u toỏn nghia binh ph?i h?p v?i quõn tri?u dỡnh ch?ng Phỏp
* Gia Định:
?10/12/1861,Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Hy v?ng c?a Phỏp trên sông Vàm Cỏ Đông .
* Khởi nghĩa Trương Định :
+ Sau năm 1862, ông ở lại Gò Công được dân chúng phong là "Bình Tây đại nguyên soái" và xây dựng căn cứ Tân Hoà (Gò Công) đánh Pháp.

Trương Định (1820-1864), lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp, tên thường gọi là Trương Công Định. Cha ông là Lãnh binh Trương Cầm làm quan ở Gia Định với chức Hữu Thụy Vệ ủy dưới thời Thiệu Trị. Ông sinh năm 1820 ở Quảng Ngãi, từ nhỏ đã theo cha vào sống ở Gia Định, lớn lên lấy vợ là bà Lê Thị Trường, con gái một nhà giàu ở Tân An. Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của Nguyễn Tri Phương, ông đứng ra chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập ấp. Vì có công ấy, ông được triều đình Huế phong chức Quản Cơ hàm lục phẩm. Từ đó người đương thời gọi ông là Quản Định.Tháng 2 năm 1859, giặc Pháp chiếm thành Gia Định, ông đem nghĩa binh lên đóng ở đồn Thuận Kiều chặn giặc và thắng nhiều trận ở Cây Mai, cầu Thị Nghè... Năm 1860, ông tham gia giữ đồn Chí Hòa dưới quyền Tổng đốc Quân vụ Nguyễn Tri Phương. Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, Nguyễn Tri Phương và Phạm Thế Hiển rút về Biên Hòa, ông vẫn tiếp tục chiến đấu, nên được triều đình Huế phong chức Phó lãnh binh. Từ đó ông cùng các nghĩa sĩ rút về Tân Hòa - Gò Công xây dựng căn cứ kháng Pháp. Tại đây ông tổ chức nhiều trận phục kích quân địch ở một vùng rộng lớn từ Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn... tiêu hao rất nhiều lực lượng địch.

TRƯƠNG ĐỊNH NHẬN PHONG SOÁI

Tiết 37
Bài 24
CUỘC KHÁNG CHIẾN
TỪ NĂM 1958 ĐẾN NĂM 1873
1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì
* Đà Nẵng:
+ Đội nghĩa binh của Phạm Gia Vĩnh phối hợp với quân triều đình đánh giặc.
+ Nhân dân Đà Nẵng thực hiện vườn không, nhà trống để đánh địch.
+ Đốc học Phạm Văn Nghị cùng 300 HS từ Nam Định vào Nam xin đánh Pháp.
* Gia Định:
?10/12/1861,Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Hy v?ng c?a Phỏp trên sông Vàm Cỏ Đông .
* Khởi nghĩa Trương Định :
+ Sau năm 1862, ông ở lại Gò Công được dân chúng phong là "Bình Tây đại nguyên soái" và xây dựng căn cứ Tân Hoà (Gò Công) đánh Pháp.
- Địa bàn hoạt động: Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn.
Diễn biến
Tháng 2 – 1863, Pháp tấn công căn cứ Tuy Hoà. Nghĩa quân chiến đấu anh dũng -> không cản được giặc-> Trương Định tự sát (20 – 8 – 1864)
-> cuộc khởi nghĩa bị dập tắt .


Tiết 37
Bài 24
CUỘC KHÁNG CHIẾN
TỪ NĂM 1958 ĐẾN NĂM 1873
2.Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì
Chỉ trong vòng 4 ngày : từ 20-6 đến 24-6-1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây : Hà Tiên, An Giang, Vĩnh Long.
- Nhân dân Nam Kì n?i d?y ở khắp nơi.
- Các trung tâm khởi nghĩa lớn:Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Sa Đéc...
- Nhiều tấm gương chiến đấu anh dũng:Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.

Em hãy đọc một đoạn thơ của Nguyễn Đình Chiểu mà em thuộc nói về cuộc kháng chiến chống Pháp?
Chạy Tây
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay!
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ đàn chim dáo dác bay
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Qua bài học này và bài đã học từ tiết 1, em hãy cho biết những nội dung chính cần nắm?
Nội dung bài học
-Thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào?
-Tinh thần kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta ở Đà Nẵng, Gia Định,ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ diễn ra mạnh mẽ.
- Thái độ bạc nhược hèn yếu của triều đình nhà Nguyễn, chỉ biết quan tâm tới lợi ích của dòng họ mà xem nhẹ lợi ích của dân tộc, của quốc gia.

Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài theo các nội dung đã học.
Soạn tiếp bài : Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc:
+ Tìm hiểu tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ.
+ Thực dân Pháp tiến hành đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất như thế nào.
+Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ đã tiến hành kháng chiến chống Pháp như thế nào.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em!
Chúc các em
học tập thật tốt.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thanh Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)