Bài 24. Công và công suất

Chia sẻ bởi Bế Thị Thúy | Ngày 25/04/2019 | 99

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Công và công suất thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:


Tiết 39. Bài 24: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT (Tiết 1)



Ngày soạn:
Dạy ở lớp
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng
Ghi chú















I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa công của một lực.
- Biết cách tính công của lực trong trường hợp đơn giản (lực không đổi, chuyển dời thẳng).
- Nêu được ý nghĩa của công âm.
2. Kỹ năng
- Vận dụng được công thức tính công để giải các bài tập liên quan.
II. chuẩn bị
1. Giáo viên
- Xem lại kiến thức tương ứng SGK lớp 8.
- Thí nghiệm ảo để HS hiểu rõ hơn về công.
2. Học sinh
- Ôn lại khái niệm công ở lớp 8 và vấn đề phân tích lực.
III. Phương pháp dạy học
- Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp.
- Thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình giảng dạy
1. Ổn định lớp, kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Hệ cô lập là gì? Lấy VD.
- Phát biểu định luật bảo toàn động lượng và viết biểu thức. Giải thích các đại lượng trong biểu thức.
3. Đặt vấn đề vào bài: GV dẫn dắt vào bài mới.
4. Bài mới
Hoạt động 1.(5 phút) Nhắc lại kiến thức cũ
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
Nội dung






+ Quan sát câu hỏi và trả lời: c) Con ngựa đang kéo xe.







+ Nếu không có lực  tác dụng vật sẽ không chuyển động. Không có công cơ học.


+ Có công cơ học khi lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.
HS trả lời.


C1:- Người kéo xe.
- Người nâng thùng nước lên cao.
- Cần cẩu xúc đất.
- GV đưa ra câu hỏi:Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào có công cơ học:
a)Ông chủ trả công cho người làm thuê.
b)Có công mài sắt có ngày nên kim.
c) Con ngựa đang kéo xe.
d) Công thành danh toại.
- GV: Công trong đời sống khac công cơ học như thế nào?
Nhận xét và giải thích.
- GV cho HS quan sát hình ảnh: Nếu không có lực đủ lớn tác dụng lên vật thì vật có chuyển động không? Khi vật chuyển động có xuất hiện công cơ học không?
- Vậy khi nào có công cơ học?
- Chú ý: Công cơ học phụ thuộc 2 yếu tố:
+ Lực tác dụng.
+ Độ chuyển dời (Quãng đường vật dịch chuyển).
- Viết biểu thức công của lực cùng phương với đường đi?

- Yêu cầu HS hoàn thành C1.

Công thức này chỉ áp dụng cho các trường hợp đơn giản khi lực cùng phương với đường đi. Vậy A = ? khi  và s không cùng phương? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần 2.
I. Công
1. Khái niệm công
- Một lực sinh công khi nó tác dụng lên một vật và vật chuyển dời.
- Khi điểm đặt của lực chuyển dời một đoạn s theo hướng của lực thì công do lực sinh ra là:
A= F.s
s là quãng đường dịch chuyển theo phương 

Hoạt động 2. (12 phút) Tìm hiểu công thức tính công trong trường hợp tổng quát
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
Nội dung

+ Có thể phân tích  thành 2 thành phần: 1 theo phương ngang và 1 theo phương vuông góc với phương dịch chuyển .
+ Thành phầnlàm gỗ dịch chuyển.

+ Thành phần sinh công: As = Fs.s
không sinh công: An = 0
Công của lực : A = As + An
+ Fs = F.cos
+ A = Fscos
- Cho HS quan sát hình ảnh khi lực  tạo với phương của đường đi một góc. Dựa vào phép phân tích lực cho biết có thể phân tích  thành mấy thành phần?
- Khi máy kéo kéo cây gỗ thì lực nào đã làm cây gỗ dịch chuyển từ M đến N ?
- Vậy lực nào sinh công, lực nào không sinh công? Viết công thức tính công của các lực.


- Lực hợp với phương chuyển dời MN một góc. Vậy Fs có độ lớn là bao nhiêu?Viết công thức tính công của lực F.
GV nêu định nghĩa công trong trường hợp tổng quát và giải thích các đại lượng.
GV vì s phụ thuộc vào hệ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bế Thị Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)