Bài 23. Từ thông. Cảm ứng điện từ

Chia sẻ bởi Trần Thị Quỳnh Trang | Ngày 18/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Từ thông. Cảm ứng điện từ thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

XIN CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
Câu 1: Nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng?

Câu 2: Phát biểu định luật Lenxơ về chiều dòng điện cảm ứng?
I. TỪ THÔNG
II. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
III. ĐỊNH LUẬT LEN-XƠ VỀ CHIỀU DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
IV. DÒNG ĐIỆN FU-CÔ
1. Thí nghiệm
2. Giải thích
3. Tác dụng của dòng điện Fu-cô
a. Một vài ví dụ ứng dụng của dòng Fu-cô
b. Một vài ví dụ về trường hợp Fu-cô có hại
S


Trong trường hợp nào tấm kim loại dừng lại nhanh hơn?
1. Thí nghiệm
IV. DÒNG ĐIỆN FU-CÔ
2. Giải thích




Khi tấm kim loại dao động nó cắt các đường sức từ của nam châm, thì sẽ có hiện tượng gì?





Theo định luật Len-xơ dòng điện cảm ứng có tác dụng như thế nào?

Từ trường biến thiên
Dòng điện cảm ứng được sinh ra ở trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường hay được đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian là dòng Fu- cô.

Em hãy định nghĩa dòng điện Fu-cô?
3. Tác dụng của dòng điện Fu-cô
Trường hợp có lợi
Tác dụng hãm của dòng Fu- cô dùng trong chế tạo các dụng cụ điện năng như công tơ điện, phanh điện từ… để hãm chuyển động.

Tác dụng nhiệt của dòng Fu- cô được ứng dụng
trong các lò luyện kim để nấu chảy kim loại…
Công tơ điện
Muốn khắc phục tình trạng đó bằng cách nào? Vì sao?
Muốn khắc phục tình trạng đó, đặt kim dao động giữa hai cực của một nam châm. Vì dòng điện Fu-cô chống lại dao động đó nên dao động của kim sẽ tắt khá nhanh.
Cấu tạo của bếp từ
Bếp có 1 cuộn dây để tạo ra từ trường biến thiên với tần số cao có thể thay đổi được, ta chỉnh nhiệt độ của bếp bằng cách thay đổi tần số này. Một cách gần đúng có thể coi tất cả từ thông hướng thẳng góc với mặt bếp để xuyên lên đáy nồi như hình bên.

Nguyên tắc hoạt động
Dòng FU-CO này sẽ làm cho vật (đáy nồi) sinh nhiệt tương đối lớn vì ta có thể xem đáy nồi là cuộn dây thứ cấp có điện trở rất nhỏ, các electron di chuyển với tốc độ cao sẽ va đập lẫn nhau nên sinh nhiệt, nhiệt lượng sinh ra nhiều hay ít phụ thuộc vào : Cường độ từ trường, Tần số từ trường và Diện tích mạch từ (đáy nồi).
Trường hợp dòng Fu –cô có hại: trong những thiết bị điện như động cơ điện, máy biến áp.
Sự xuất hiện của dòng Fu-cô trong trường hợp này vì sao lại có hại?
Dòng Fu-cô toả nhiệt làm cho thỏi sắt nóng lên có thể làm hỏng máy. Mặt khác dòng Fu-cô chống lại nguyên nhân sinh ra nó. Đối với động cơ điện nó chống lại sự quay của động cơ, làm giảm công suất của máy.
Quạt điện
Dòng Fu- cô làm nóng các lõi sắt trong máy biến thế, các động cơ điện,…làm hao phí điện năng.
Máy bơm nước
Để giảm tác hại của dòng Fu-cô, người ta khắc phục như thế nào?
Điện trở của tấm kim loại bị xẻ rãnh tăng lên, làm dòng Fu cô giảm
Từ trường biến thiên
Trong hình 2: những lá thép mỏng được ghép cách điện đặt song song với đường sức từ, làm cho điện trở của lõi sắt sẽ tăng lên nên dòng Fu- cô sẽ yếu hơn.
Hình 1
Hình 2
Câu hỏi: Khi sử dụng điện, dòng điện Fu-cô không xuất hiện trong:
quạt điện.
lò vi sóng.
nồi cơm điện.
bếp từ.
Kính chúc sức khỏe quý thầy, cô
Các em học giỏi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Quỳnh Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)