Bài 23. Thực hành: Phân tích chế độ nước Sông Hồng

Chia sẻ bởi Bùi Văn Tiến | Ngày 19/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Thực hành: Phân tích chế độ nước Sông Hồng thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

1
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
Tổ Địa lí
Trường THPT Buôn Ma Thuột
G/viên: Bùi Văn Tiến
12/27/2008
Bài 23: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG HỒNG
Bản đồ tự nhiên miền Bắc và Bắc Trung Bộ
( Xác định vị trí dòng chảy Sông Hồng ?)
Sông Hồng còn có tên gọi khác là Hồng Hà hay sông Cái. Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc có tên là Nguyên Giang, đoạn đầu nguồn được gọi là Lễ Xã Giang, đoạn từ Lào Cai đến Việt Trì được gọi là sông Thao, đoạn qua Hà Nội có tên là Nhĩ Hà hay Nhị Hà.
Sông Hồng gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, đó cũng chính là nơi diễn ra truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Tại sao cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh muôn đời không kết thúc!
NỘI DUNG THỰC HÀNH
I/ BÀI TẬP 1:
Dựa vào bảng số liệu-Sgk-trang 78:
* Xác định các tháng mùa lũ, bao nhiêu tháng, chiếm bao nhiêu % lưu lượng nước cả năm, lưu lượng tháng cao nhất và thấp nhất của mùa lũ?
II/ BÀI TẬP 2:
* Từ kết qủa đã tính toán ở bài tập 1, rút ra nhận xét về chế độ nước sông Hồng.
HƯỚNG DẪN
HĐ 1: CẢ LỚP
Cách xác định các tháng mùa lũ
( gồm các tháng liên tục trong năm có lưu lượng dòng chảy lớn hơn hoặc bằng lưu lượng dòng chảy cả năm).

HĐ 2: CÁ NHÂN * Bước 1 ( làm tại lớp )
1, Liệt kê các tháng mùa lũ.
2,Tính tổng lưu lượng các tháng mùa lũ.
3, Tính tỏng lưu lượng nước cả năm.
4, Tính tỉ trọng lưu lượng mùa lũ so với cả năm.
5, Lưu lượng tháng lũ cao nhất.
6, Lưu lượng tháng lũ thấp nhất.
7, Lưu lượng tháng lũ cao nhất gấp bao nhiêu lần lưu lượng tháng lũ thấp nhất.
8, Liệt kê các tháng mùa cạn.
9, Tính tỉ trọng lưu lượng mùa cạn so với cả năm


Bước 2 (đọc-ghi kết qủa)
6,7,8,9,10
33736 M3/S
43591 M3/S
75 %
9246 M3/S
4122 M3/S
2,2 LẦN
11,12,12345
25 %
1/ Bước 1 : dựa vào kết qủa đã tính, thảo luận, rút ra nhận xét về chế độ nước của sông Hồng.
2/ Bước 2 : đại diện các nhóm lên trình bày
HĐ 3: NHÓM
KẾT LUẬN BÀI TẬP 2
* Chế độ nước của sông Hồng rất thất thường và phức tạp :
-Lưu lượng nước mùa lũ và mùa cạn rất lớn: 3 lần
-Ngay trong mùa lũ, tháng có đỉnh ũ cao nhất và tháng có đỉnh lũ thấp nhất, chênh đến 2,2 lần.
-Mùa lũ bắt đầu vào tháng 6, tăng dần và lên đến đỉnh điểm vào tháng 8, sau đó giảm dần đến cuối mùa lũ ( thánh 10 )
-Mùa khô kéo dài 7 tháng ( 11-12-1-2-3-4-5 )
-Chênh lệch giữa lưu lượng tháng cao nhất(tháng 8) và tháng thấp nhất(tháng 3) trong năm là vô cùng lớn: 10 lần.
Dựa vào bản đồ hãy:
-Kể tên các phụ lưu và chi lưu chính của sông Hồng?
-Thử tìm hiểu nguyên nhân vì sao lũ sông Hồng thường dâng lên đột ngột?
-Ngươì dân ĐBSH đã bằng biện pháp gì để “sống chung với lũ”
-hãy giải thích vì sao trận chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh vẫn còn tiếp diễn?
ĐÁNH GIÁ
1/ Hoàn chỉnh đoạn văn sau:
Chế độ nước của sông Hồng rất…………….và ……..Mùa lũ kéo dài…………. Đó là các tháng…………..Mùa cạn gồm…… tháng. Đó là các tháng………………….Tổng lưu lượng nước trong năm là:………...
Nước sông có màu đỏ ( sông Hồng ) chứng tỏ hàm lượng phù sa/m3 nước là ……….Sông Hồng là………….gắn liền với lịch sử 4000 năm của dân tộc.
thất thường
con sông
6,7,8,9,10
năm tháng
phức tạp
rất lớn
43591m3/s
11,12,1,2,3,4,5
bảy
2/ Lựa chọn một đáp án đúng
A. Lưu lượng cao nhất và thấp nhất vào mùa lũ của sông Hồng thuộc các tháng:
a, 8 và 3 b, 3 và 8
c, 8 và 10 d, 10 và 8
B. Lưu lượng tháng cao nhất và thấp nhất trong năm của sông Hồng thuộc các tháng:
a, 8 và 3 b, 3 và 8
c, 8 và 10 d, 10 và 8


HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI:
Làm phần bài tập về nhà (bài tập III)-Sgk-trang 78.
Chuẩn bị Chương VI, bài 24-Sgk-trang 79:
Tìm hiểu những nội dung có liên quan về Đất ( cấu tạo, thành phần, tính chất lí hóa…)
Sưu tầm tranh ảnh, hình vẽ, băng hình nói về các hoạt động sử dụng và bảo vệ tài nguyên Đất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Văn Tiến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)